-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

15 thg 1, 2010

"HOẰNG PHÁP"

Vi Tiếu

,MỘT
NHÀ SƯ KHẤT THỰC

đang đi, ngang qua trước cổng chùa Hoằng Pháp-Hóc Môn.
,Thấy bảng hiệu, hé mắt nhìn lên, vị sư thầm nghĩ:
,-Có lẽ hôm nay là cơ duyên tốt đẹp để cho ta Hoằng Truyền Phật Pháp chăng!
,Rồi vị sư ấy chầm chậm tiến bước hướng về phía ngôi chùa.

,Hôm ấy, nhằm đúng ngày 15 tháng bảy âm lịch, là mùa Vu Lan
BÁO HIẾU;

tiếp đãi mười phương Tăng. Phật tử đến chùa để dâng hương, lễ Phật và cúng dường nườm nượp, chen chân không lọt.
,Thấy một ghế đá bỏ trống bên đường, vị sư lên đó, xếp chân kiết già, ngồi yên lặng một chỗ.
,Thỉnh thoảng, có một vài người Phật tử và Thí chủ, phát tâm hoan hỷ, đem đặt vào bình bát của vị sư một thứ gì đó.

,Một lát sau, từ phía ngôi chùa, một tay thanh niên bận đồ bảo vệ, xăm xăm bước tới. Với thái độ lấc cấc hách dịch, hắn sẵng giọng, hất hàm hỏi vị sư:
,-Ai cho ông đi khất thực đây? Có giấy tờ gì không? Đi mau, lát quay lại bắt ông liền bây giờ.
,Vị sư hé mắt nhìn hắn. Sau vài giây như ngớ ngẩn, sư hỏi lại:
,-Anh làm gì ở đây?
,Hắn hãnh diện đáp:
,-Tui là bảo vệ của chùa Hoằng Pháp.

,Vị sư không nói gì thêm, thầm nghĩ:
,-Chùa Hoằng Pháp có đào tạo ra một lớp bảo vệ vô học, vô đạo, mất dạy đến thế nầy hay sao?
,Rồi như mệt mỏi, vị sư nhắm mắt lại.

,Vị sư vẫn ngồi đó đợi hắn quay lại bắt. Đợi hoài. Vài giờ sau, vị ấy đứng dậy và ra đi.
,Có lẽ, đó là lần đầu tiên vị sư ấy đến chùa Hoằng Pháp. Nhưng tin chắc rằng, đó sẽ là lần cuối cùng, vì vị ấy sẽ không bao giờ trở lại.
,Ai mà muốn trở lại để gặp loại vô đạo, vô học, mất dạy như vậy, trừ người ngu thiếu trí và bị mê hoặc, lừa dối.

,Bảng hiệu chùa là "Hoằng Pháp", phải chăng hàng chục năm qua, trong chùa nầy đã thường làm những công việc gọi là để Hoằng Truyền Phật Pháp!
,Tuy nhiên, sau nầy có người hỏi:
-Như thế nào là Hoằng Pháp?
,-Những điều cần thiết cho công tác Hoằng Pháp là gì?

,Nếu bạn đọc cần biết, hãy nhấp vào Liên Kết sau đây để đến với bài viết:
HOẰNG TRUYỀN CHÁNH PHÁP
trên My Opera.



TRANG PHẬT TỬ

Điểm Nhấn—Thời Sự:
DU HÀNH DÀI.



Ovi Mail: Simple and user-friendly interface
http://mail.ovi.com

45 nhận xét:

  1. Các ngươi dám xấc láo cao ngạo với các vị Thiện Trí Thức ha!
    Trang đây sẽ dạy cho các ngươi những bài học nhớ đời!

    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa
  2. Phật pháp đại thừa đã thắm sâu vào người phật tử rồi.sư bắt tông họ ít đi khất thực lắm. Bây h sư nam tông đi khất thực ngoài đường ai cũng tưởng là giả sư để kiếm tiền...
    mà thật quý mấy thầy nam tông. Họ vẫn vẫn để tâm bất động trước ác pháp

    Trả lờiXóa
  3. LỜI HỒI ÂM
    gởi bạn!


    Đúng vậy!
    Đại Thừa phi Phật Giáo đã ảnh hưởng khá thâm sâu vào những người dễ tin.
    Tu sĩ Bắc Tông ít đi Khất Thực, vì phần lớn họ đã tích lũy trong Chùa-Tháp...; nên mấy ai cần phải đi nữa.
    Sư Nam Tông đi Khất Thực ngoài đường thì không ai dám nghi là Sư giả để kiếm tiền đâu.
    Hạng đi kiếm tiền, là phái Khất Sĩ đó bạn à.
    Tuy vậy, do người ta không phân biệt rành ai là Nam Tông-Nguyên Thủy và ai là Khất Sĩ, nên họ nghi chung. Hơn nữa, đám Đại Thừa lại còn cố tình lợi dụng đồng bào ít hiểu biết để xuyên tạc, xúc phạm thêm..., với thủ đoạn khá đê hèn.

    Chúc bạn an lành.
    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa
  4. Thường thì đại đa số phật tử đều có tính tham rất là cao nên họ rất dễ bị ru. Nào là thần chú, trường chay, bố thí, bồ tác đạo ... tu phước vô lậu nên đã làm mờ mắt họ
    Phần còn lại thì mang tính sân và nghi nên họ ko vọi tin
    Giáo pháp đại thừa ít dạy tứ diệu đế, giới định tuệ cho phật tử. Cho nên ít có ai mà biết bỏ chấp trước 6 căn và làm mỏng tham, san, si... họ toàn là nhờ tha lực và phước báo cúng chùa, bố thí, làm công quả....
    Nếu muốn làm cho phật tử mà quay về chánh pháp thì rất khó đấy^^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một lần nữa, Trangphattu xin có lời khen tặng bạn.

      Dù chưa từng nhận mình là một Phật Tử, mà hầu hết những điều bạn viết lên đều
      rất hiện thực và xứng đáng, tỏ ra người thực sự có sự hiểu biết.
      Không như nhiều kẻ khác vào TRANG; đóng vai trí thức, thể nhập, liễu đạt...; mà lời họ nói ra thì cạn cợt, tối nghĩa, xa rời hiện thực; lại thừa lời hàm hồ, xúc xiểm...; để thể hiện rõ là hạng ít học lễ-phép, và đạo hạnh cũng vì đó mà tỏ ra rất là non kém.


      Đúng như bạn nhận định:
      -Thường thì đa số "Phật Tử" có tánh tham (danh) rất là cao;
      cộng với lòng mê tín, dễ tin;
      nên họ đã dễ bị ru (ru)̉ vào Thần Chú..., Bồ Tát Đạo...

      Lại nữa,
      Phi Giáo Pháp Đại Thừa vốn không chứa Giới, Định, Tuệ; nên chỉ quen truyền mấy thứ trên kia cho Đồng Bào, khi hợp thức hóa họ thành "Phật Tử".

      Thực ra, những "Phật Tử" nầy cũng chú tâm làm mỏng một phần Tham, Sân, Si trong đời sống thường nhật. Nhưng, họ lại không biết rằng:
      -Cái chỗ mà họ đến để
      QUY Y TAM BẢO
      lại là nơi truyền tà giáo-ngoại đạo; là nơi làm cho họ tăng trưởng nhiều Si-chướng lớn nhất.
      Vả lại, đúng như bạn nói, thì phần đông
      -Họ toàn (mong) nhờ vào tha lực và phước báo...

      Và đúng vậy!
      -Muốn làm cho những người "Phật Tử" ấy quay về với Chánh Pháp thì rất khó.
      Tuy nhiên, đại sự ấy chỉ khó khi trên Trangphattu nầy chưa có ai chứng quả Giải Thoát mà thôi!
      Còn nếu như có người thành tựu, thì Đại Thừa phi Phật Giáo kia sẽ không còn chỗ dựa ở trên đời!

      Mến thân!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  5. Nhiều phật tử ko biết đạo phật đang bị phân mảnh. Ai cũng tưởng là đạo phật chỉ là 1 đạo thôi. Với lại phật đại thừa phần nhiều hăm dọa. Niềm tin là ở chổ đóa
    Lúc trước tôi có đăng vấn đề tam, tịnh, nhục lên facebook. Sau đó thì tôi bị 1 phật tử phái khất sĩ dùng bồ tác đạo ném đá quá chài luôn
    Trên facebook bây h có nhiều trang: quang âm, địa tạng.... lập ra để giáo hóa công chúng và nhận dc nhiều cái like. Và những trang đó thường viết: niệm phật nhớ càu vãng sanh nhé-> rõ ràng là tâm tham cầu rất là lớn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng như bạn nói
      -Nhiều "Phật Tử" không thực biết về Đạo Phật và đang bị phân mảnh.
      Họ đã lầm tưởng rằng các phái mang danh Phật Giáo hiện nay đều là Đạo Phật cả.

      Hay thay khi bạn biết phát hiện ra một chiêu thức xảo trá mà Đại Thừa dùng để mua chuộc và thao túng niềm tin của người dân, của đồng bào; trên nhiều Quốc độ và qua nhiều Thế hệ:
      -Đó là sự hăm dọa!

      Đúng vậy!
      Giáo điển Đại Thừa tự chế đã vẽ ra cảnh giới cao thượng cho người ta bước tới bằng cách rất dễ, và cũng vẽ ra cảnh giới sa đọa cho ai nghi hoặc không tin theo.
      Cho nên, đa số đồng bào đã dễ tin mà lại không dám nghi.
      Vì vậy, hóa ra
      họ chỉ biết cắm đầu đi, chứ không hề phản tỉnh-suy xét xem nơi đâu là lối họ sẽ về.

      Những kẻ ném đá, là họ đã không có khả năng để phân biệt đúng và sai.
      Cho nên,
      hoặc là mình không đáp, hoặc la phảì "dội nước lạnh" cho họ tỉnh người.

      Nói về FACEBOOK,
      tuy nhiều người tham gia, nhưng thực thì không hữu dụng. Những cái Like kia, chủ yếu là để xã giao mà thôi. Bởi lắm khi người ta bấm nhấp Like, nhưng cái trang hay cái bài kia thì họ chẳng hề coi!
      Bởi vậy nên, sự giao lưu trên Facebook thì không đáng kể.

      Người "Phật Tử" các phái, quen tin, ưa thích việc niệm Phật "di-đà" và cầu vãng sanh Cực Lạc; thật thì không hẳn là họ tham lam, mà cũng vì tâm lý muốn mau chóng và dễ dàng thoát khổ, khi họ thấy cuộc đời thật khổ.
      Cũng đáng cảm thương cho họ. Bởi thấy khổ thì ai mà không sợ, để rồi nghe nơi Thiên đàng dễ đến thì ai mà chẳng ham.
      Họ không ngờ rằng:
      -Nơi mà họ ao ước đến, chỉ là cái bánh vẽ của Đại Thừa phi Phật Giáo đã vẽ ra để lừa bịp muôn dân!

      Mến thân!
      TRANGPHATTU.

      Xóa

    2. cuộc sống của nhiều thầy đại thừa bây giờ gần giống như người thế tục, chỉ khác vài chổ như là họ ko dc có vợ mà thôi à
      có một mẫu chuyện này vui lắm đây là chuyện thật đó: cách đây ko lâu lắm tại 1 quán karaoke trên quận tân bình. sau khi khai trương 1 thời gian nên quán vắng khách. nên chủ quán mới mời 1 vị sư về coi phong thủy. vị sư đó dùng 2 phương tiện để xem phong thủy là 1 tay cầm cái Iphone và 1 tay cầm cái Ipad.lúc đó ai cũng cười hết...thì ra mọi người mới hiểu là Iphone và Ipad có la bàn. từ khi coi xong thì quán có thay đỏi 1 số vị trí như bàn tiếp tân và bàn thờ ông địa
      sau khi vị sư đó coi xong thì quán còn vắng khách hơn trước cho nên 1 thời gian sau tất cả vị trí chủ quán để lại như cũ
      cũng ko buồn cho lắm vì họ là người đang tu

      Xóa
    3. LỜI HỒI ÂM
      gởi bạn!


      Cảm ơn bạn Duc đã đến thăm TRANG và viết lên lời cùng chia sẻ.

      Công bằng mà nói, thì
      cuộc sống của nhiều "thầy", nhiều "sư" bây giờ gần giống như người thế tục,
      chứ không riêng Đại Thừa.
      Tất nhiên, về hiện tượng ấy thì Đại Thừa là đa số và phổ biến nhất. Khất Sĩ thì ít hơn một chút. Còn Nguyên Thủy là ít gặp, dù vẫn có.

      Đã là Tu Sĩ Phật Giáo, thì tất yếu là không thể có vợ, sau khi đã xuất gia.
      Tuy nhiên, Đại Thừa ngày nay có vợ và ở ngay trong Chùa khá nhiều, và họ đặt tên là Cổ Sơn Môn. Có nơi họ ăn ở công khai, mà vẫn được đồng bào chấp nhận, tin tưởng!
      Một số khác, dù không công khai; nhưng vẫn được đồng môn của họ bao che lẫn nhau, vì là "Cá Mè một lứa" mà. Rồi chúng vẫn ăn trên ngồi trước, vẫn lên Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng...như thường à.
      Dần dà, hiện trạng ấy cũng sẽ trở thành phổ biến trong tương lai không xa.

      Chuyện tiếu lâm cười ra nước mắt trong giới tu sĩ Đại Thừa thì nhiều lắm. Chuyện bạn kể cũng thật là vui. Nếu còn, mong bạn kể thêm chơi.
      Hì hì.

      TRANG-PHATTU.

      Xóa
  6. Vậy là họ còn chấp hết 6 căn rồi. Đi tu cũng như ko. Vây mà còn dc lên chức đại đức. Đúng là ko có công tu mà muốn thành đạo. Họ tự biến họ thành ma ba tuần rồi

    Trả lờiXóa
  7. Bạn thân mến!

    Nói theo hiện thực, thì họ đi Tu như vậy chẳng phải như không, mà là
    -Họ thu hoạch được rất nhiều từ con số Không!

    Họ được ngồi mát ăn bát vàng, lại còn được người ta kính ngưỡng, lễ lạy, tán thán, cúng dâng...
    Chưa hết, họ đang hành pháp cao thượng, tự tại, vô chấp...; là đang hành "Bò Tót Hạnh", chỉ để cầu thành Phật, chứ không cần tu pháp Thanh Văn thấp thỏi!

    Tuy vậy, họ cũng không xứng, không đủ trình độ để
    -tự biến thành Ma Ba Tuần;
    mà họ chỉ làm được hàng Đệ Tử, hoặc làm Đầy Tớ, hoặc làm Nô Bộc cho Ma Ba Tuần mà thôi!


    Điều khôi hài, là đám người kia vẫn vênh mặt ra vẻ cao thượng giữa cuộc đời.
    Và điều tội nghiệp, là biết bao người ngu đã đến tán dương, lễ bái và dâng tài sản của Gia-Tộc cho chúng xài chơi.

    Than ôi! Nói sao hết nỗi ngu si của hạng
    —"Cư Sĩ Bồ Tát"
    đang bị chúng lừa bịp ở trên đời!

    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa
  8. Vì có bồ tác đạo nên ai cũng nghĩ rằng muốn tu thành đạo phải trải qua vô số kiếp
    Vì có bồ tác đạo nên ai cũng nghĩ rằng bố thí, cúng chùa....là tu phước vô lâu

    Trả lờiXóa
  9. Bạn thân mến!

    Nếu nói rộng nghĩa hơn thì là:
    -Vì có danh "Cư Sĩ Bồ Tát" nên nhiều người "Phật Tử" nghĩ rằng những việc như Bố Thí, Cúng Chùa...; là có dự phần vào Bồ Tát Hạnh, hay Bồ Tát Đạo; là có dự phần vào phước "Vô Lậu".

    -Vì có loại "Kinh" Pháp Hoa nên người ta nghĩ là họ chắc chắn sẽ thành Phật trong 1 kiếp nào đó lâu xa, hay vô lượng kiếp về sau.

    Còn thực thì, Bồ Tát Đạo là gì, họ có hiểu đâu!

    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa
  10. Lúc trước mình cũng hay đi chùa, niệm Phật, bố thí ... , không phải mình cho rằng các việc ấy là xấu nhưng trong lòng thì đầy nghi hoặc bởi vì không lẽ một người cứ làm ác rồi cứ niệm Phật thì sẽ được gội rửa hết tất cả tội lỗi, vãng sanh Cực lạc hay sao, nếu thế thì còn gì là chân lý, còn gì là sự công bằng của nhân quả. Bây giờ thì mình hiểu những gì chân chánh do Đức Phật dạy rồi "phải tự thắp đuốc lên mà đi" bởi vì không ai có thể đi thay cho mình được. Giáo lý Đại thừa đúng là ru ngủ người ta rất nhiều, để mọi người ai cũng trông chờ vào tha lực, cứ bỏ tiền ra cúng chùa là nghĩ mình đang tích phước cho bản thân mà không biết rằng làm thế chỉ để vỗ béo mấy tên tự cho mình là sư, haizzz. Chắc kiếp trước mình cũng có chút phước nên sớm đến được với Chánh pháp, mặc dù còn nhiều nợ nần với cuộc đời không thể dứt bỏ nhưng ít ra mình cũng cảm thấy an ổn tâm hồn hơn nhiều. Cám ơn Trang!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lành thay!

      Thật hân hoan khi thấy bạn hiền ghé lại thăm TRANG.
      Còn có những người bạn như Tử Kỳ, thì Bá Nha không đến nỗi phải đập nát cung đàn!

      Thật ra, nếu như có một người đã lỡ làm nhiêu điều ác rồi; mà về sau biết
      NIỆM PHẬT Đúng Theo CHÁNH PHÁP
      thì dù không gột rửa hết tất cả tội lỗi, cũng trở nên thanh tịnh, sạch sẽ hơn rất nhiều.
      Vì nếu người ấy Niệm Phật đúng Pháp, có trí tuệ thẩm sát, không mù quáng theo truyền thống hay theo một loại Đức Tin trừu tượng; thì từ đó, thân tâm người ấy cũng ngăn ngừa được rất nhiều những ác nghiệp trong hiện tại và tương lai.

      Lành thay khi bạn biết rằng:
      -kiếp trước có (tạo) phước (xuất thế gian) nên sớm đến được với Chánh Pháp (trong kiếp nầy).
      Thật vậy!
      Giữa rừng tà giáo, mà 1 người đã phân biệt được Chánh Pháp và tạp giáo, thì đó là người đã từng tích tập được một phần phước-trí xuất thế gian. Trong quá khứ, người ấy đã từng gieo duyên với
      CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
      tối thắng; và nay, sự phân biệt rõ giữa Chánh Giáo và tạp giáo, chính là một phần thuộc về trí tuệ ưu thắng.
      Với 1 người như vậy, chắc chắn rằng:
      -Trong tương lai, người ấy sẽ có cơ duyên để bước lên trên con đường Diệt Khổ và tiến đến bước Khổ Diệt, để đạt thành quả tối thắng, là Chân Hạnh Phúc.

      Cho nên, mong bạn chớ quá muộn phiền khi
      -còn nhiều nợ nần với cuộc đời, chưa thể dứt bỏ.
      Bởi chỉ vì cơ duyên chưa đến. Khi phải thời, sẽ đủ duyên từ bỏ.
      Một khi nhờ Chánh Pháp mà bạn cảm thấy tâm hồn mình an ổn hơn nhiều, là ngọn đuốc đã được chính mình đốt lên rồi đó.
      Ngọn đuốc ấy, sẽ từng bước dẫn bạn bước đi trên con đường, và không lầm lạc như bao kẻ giữa trần đời mù quáng; đã không có đèn, mà cũng không có mắt.

      Lành thay!
      Mong luôn có bạn đến nhà chơi, mỗi ngày.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Cám ơn lời động viên của Trang, uhm, thật ra thì mình nói đây là đối với những người ra rả tụng niệm mà tâm thì đầy sân hận chứ còn đối với những người đã biết và thực hành theo Chánh pháp thì chắc chắn sẽ giảm được ác nghiệp rồi, hì. Chúc toàn thể Trang một tuần mới nhiều niềm vui, an lạc!

      Xóa
    3. Đúng như bạn nhận định, có nhiều người ra rả tụng niệm
      Nam Mô A Di Đà Phật
      với tâm vẫn chứa đầy sân hận.

      Công bằng mà nói, thì những người niệm Phật theo 1 đức tin trừu tượng thì họ cũng có hóa giải một phần Sân tâm. Bởi lẽ, khi đó tâm họ có xu hướng về thiện pháp, dù họ không thật biết phân biệt rõ như thế nào là pháp thiện và như thế nào là ác pháp hay pháp bất thiện.
      Tuy nhiên, pháp niệm Phật mù quáng ấy không có thể giúp họ làm mỏng lược tâm Tham và Si.
      Bởi vì, tự thân pháp niệm ấy là xuất xứ từ Si và không chứa pháp đối trị Tham tâm.

      Cảm ơn bạn đã gởi đến toàn TRANG một lời chúc tốt lành.

      Thân mến!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  11. Thực ra niệm phật nhất tâm chỉ là thiền chỉ thôi. Thiền chỉ ko làm dc lợi ích ji hết. Nó Chỉ làm cho chúng ta trở thành vô vi, nói trước rồi quên sau. Chỉ có thiền quán và giữ giới luật thì mới chuyển hóa ít, nhìu dc tham, sân, si
    Người tại gia cũng tu dc mà. Hãy làm theo lời sư phụ chỉ dạy là: giữ viên mãn 10 điều lành và đức tin vào 3 ngôi phật, pháp, tăng thì cũng có thể lạc vào quả dự lưu rồi
    Kinh kim kang cũng có ý như vầy: nếu người nào do sắc thấy ta, do âm thanh cầu ta thì người ấy hành đạo tà, ko thể thấy như lai

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Tran Nhan thân mến!

      Thật là cường điệu khi bạn ví Niệm Phật nhất tâm của Đại Thừa là Thiền Chỉ!
      Tuy nhiên, nếu đem đối chiếu với
      4 THIỀN PHÁP
      thì hoàn toàn không thấy phép niệm "Phật" kiểu như trên thuộc vào loại Thiền nào cả.

      Còn nếu nói đến việc thực hành về Thiền, thì Chỉ và Quán vốn không rời nhau. Sự phân loại là Chỉ hay Quán, là khái niệm phân biệt theo từng sát-na, tức là một khoảng thời gian rất ngắn.
      Nhưng trên thực tế, nếu Niệm Phật kiểu như trên mà đạt đến nhất tâm, thì không thể nào chỉ 1 sát-na mà đạt được.
      Còn nếu thực là Thiền Chỉ, thì sẽ có lợi ích rất lớn chứ không thể nào là vô ích, vì nó đưa đến sự thanh tịnh và hỗ trợ cho pháp quán sát được thành tựu.

      Việc chuyển hóa Tham-Sân-Si thì có nhiều pháp tu. Tuy nhiên, trong đó việc giữ Giới Luật là căn bản.

      Riêng "Kinh" Kim Cang thì TRANG không bàn đến, vì đó chỉ là 1 rừng hý luận vô ích.

      Chúc bạn luôn an lành.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  12. Thiền fát truyển định nghĩa thiền chỉ: chú tâm vào cái gì đó như niệm phật, phòng xẹp bụng, tôi là ai....để cho ý niệm ko khởi lên gọi là thiền chỉ. Mà thiền như vậy thì có khác nào diệt trừ ý thức đâu. Ý niệm nào cũng cũng ko cho khởi lên thì là rõ ràng là ý niệm tốt cũng diệt và ý niệm xấu cũng diệt -> ko phân biệt dc đúng và sai luôn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Tran Nhan thương mến!

      Bạn đã có gắng công tìm hiểu về Phật Pháp, thật là đáng quý.
      Tuy nhiên, rất dễ lầm lẫn với các loại khái niệm. Đặc biệt, với những pháp tu liên quan đến Thiền-Định; thì phải là người có học đủ về các pháp Thiền, và cũng đã từng thực hành nhiều lần về pháp ấy mới có thể có 1 khái niệm rõ ràng.

      Không biết bạn đã y cứ vào quyển sách nào của cái mà bạn gọi là
      Thiền Phát Triển
      và có được một định nghĩa, một khái niệm như trên về Thiền Chỉ.
      Nếu là vậy, loại tạp sách ấy thì bạn không nên y cứ, vì đã viết sai quá độ.

      Chỉ, là Dừng!
      Dừng Thân hành, tiến tới Dừng cả Tâm hành.
      Sự thực hành như vậy, mới là tu Thiền Chỉ.
      Còn trong trường hợp định nghĩa bạn nêu trên, thì người ta
      Chú Tâm vào một cái gì đó,
      thì đó là Quán, chứ không phải Chỉ.
      Tuy nhiên, khi chuyên-chú tâm vào 1 đối tượng, thì cũng có thể loại trừ được những đối tượng khác. Dù vậy, chẳng phải là trong trường hợp ấy thì
      Ý Niệm không Khởi lên.
      Bởi vì, chính sự: «chú tâm vào cái gì đó»,
      đã là 1 loại Ý Niệm khởi lên và còn được liên tục duy trì.

      Như vậy, trong trường hợp tu như trên thì không phải là
      Diệt Trừ Ý Thức.
      Mà ngược lại, Ý Thức còn được chủ động khởi lên và duy trì liên tục!

      Với một người tu Thiền đúng Pháp, thì cũng có Pháp diệt trừ tất cả mọi ý niệm
      không cho khởi lên,
      dù đó là ý niệm tốt hay xấu.
      Vì sao?
      Vì đối với trạng thái Thiền-Định, thì dù là niệm tốt hay xấu khởi lên, đều là lậu hoặc, là phiền não.
      Một người, nếu không chủ động trừ diệt được tất cả mọi ý niệm, dù thiện hay ác, dù tốt hay xấu; thì người ấy không thể thể nhập Niết Bàn vô sanh diệt.
      Vì Niết Bàn là trạng thái hoàn toàn không còn có 1 pháp nào tồn tại.

      Tuy nhiên, với người tu như vậy, không phải là
      không phân biệt được đúng và sai;
      mà ngược lại, sự đúng hay sai đã được người ấy quán sát-trạch pháp rõ ràng từ trước đó.
      Trong trường hợp 1 người chủ động diệt trừ tất cả mọi ý niệm, thì xu hướng của người ấy là trạng thái Định, và tiến tới là tiếp cận Niết Bàn; là mục đích đã được người nầy xác định rõ.

      Với các pháp liên quan đến Thiền, thì
      phải là người có học và hành trì nhiều
      mới có thể hiểu biết đầy đủ. Còn nếu chỉ lý luận suông trên phần ngôn ngữ, thì sẽ sa lạc vào trong rất nhiều là những khái niệm mơ hồ.

      Chúc bạn an vui.
      Thân mến!

      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. khi phật chưa thành đạo thì phật đã từng đến cảnh giới cao nhất của thiền vô sắc giơi đó
      rùi sao này phật mới ly dục, ly ác pháp là đâu có ly thiện pháp đâu để nhập sơ thiền
      với lại trong kinh đế thích văn sở ý phật dạy: thân, khẩu, hành nào mà ác pháp tăng trưởng thì nên tránh xa và ngược lại

      Xóa
    3. Bạn thân mến!

      Khi mới bỏ vương cung để ra đi tìm Đạo, thì giai đoạn đầu, Thái tử Tất Đạt Đa đã tu Thiền theo Ngoại đạo, và Người đã từng đạt đến cảnh giới Thiền cao nhất.
      Dù vậy, Ngài nhận thấy rằng trạng thái ấy không đưa đến trí tuệ giải thoát.

      Về sau, tự Ngài đã tìm thấy Con Đường:
      -Giới, Định, Tuệ.
      Cho nên, khi Ngài ly dục, ly các ác, các bất thiện pháp; thì đó là thuộc về Giới.
      Từ đây, Ngài nhập Sơ Thiền; thì đó chính là Định.
      [Khác với loại Thiền-Định phàm phu mà ngày trước Người đã tu tập, Định nầy thuộc về Thánh-Chánh Định]
      Và từ trong Thánh Định, Trí Huệ hướng đến giải thoát xuất sanh, cho đến khi Ngài viên mãn quả vị Phật; đó chính là Tuệ.

      Vậy thì, ở đây nêu lên
      điều khác biệt gì là cốt lõi?
      Trước đó, dù đạt đến cảnh giới Thiền cao nhất trong phép tu theo Ngoại đạo, nhưng không có trí tuệ giải thoát sanh khởi ở nơi Ngài, vì khi đó Ngài chưa đi đúng theo lộ trình Giới-Định-Tuệ.
      Về sau, dù chỉ mới nhập Sơ Thiền thì Trí Tuệ vô lậu đã phát sanh đến Ngài, do Người đã đi đúng theo lộ trình.

      Ở trạng thái Sơ Thiền, thì chỉ ly dục, ly các ác, các bất thiện pháp, mà chưa cần ly thiện pháp. Nhưng nếu lên cao nữa, thì ngay cả thiện pháp cũng phải loại trừ ra khỏi tâm-trí.

      Nếu là điều Phật dạy trong
      Kinh Đế Thích Sở Vấn,
      thì là tùy nhân duyên mà Ngài đang thuyết cho Chư Thiên, chứ không hẳn là Ngài đang thuyết pháp cho các Sa Môn.
      Tuy nhiên, dù là một Sa Môn, thì căn cơ-nghiệp chủng mỗi người một khác.
      Có người dễ dàng thành tựu Thiện nghiệp. Ngược lại, cũng có nhiều vị không lìa được các ác, các pháp bất thiện và cũng rất khó thực hành Thiện pháp hay Thánh pháp hướng thượng.
      Chính vì vậy, lời thuyết dạy mà bạn đã trích dẫn từ Kinh ấy, là để giáo dục cho hàng xuất gia có nhiều khiếm hạnh kể trên; và đương nhiên, trong đó cũng có một số vị hiện đang tu Thiền, nhưng mà lại thiếu phần tu Thiện!

      Chúc bạn luôn được an lành.
      Thân mến!

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  13. lúc nhỏ tôi rất thông minh nhưng khi nghe lời gia đình bảo niệm phật là tốt thì tôi cứ niệm phật và niệm rất nhiều. rôi sau này tự nhiên trở thành 1 người nói trước rồi quên sau như: đang nói chuyện với người bạn và nhìu lúc còn ko nhớ nỗi tên người bạn đó nữa, học bài lâu thuộc, lười suy nghĩ, ko thể nhớ nỗi những ji vừa trò chuyện... nhưng bù lại thì dc 1 tâm trạng vui vui vì biết chấp nhận nhưng lòng thật sự ko muốn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khen bạn đã nêu lên một vấn đề rất thực và sẽ có giá trị khi nhiều người cùng hiểu biết.

      Như trong những phần Lời Hồi Đáp trước, Trangphattu đã từng khẳng định với các bạn rằng:
      -Phi Giáo pháp Đại Thừa vốn không chứa Giới-Định-Tuệ.
      Vì vậy, nếu bạn hành trì 1 loại Đại Thừa phi Giáo pháp thì lấy đâu mà có trí tuệ cho được.
      Nhưng ngược lại, nó còn làm hủy diệt, làm lu mờ trí giác, thuộc về thế gian trí pháp.

      Vì sao vậy?
      Vì phép Niệm Di Đà mù quáng ấy là
      -Xuất xứ từ Si,
      lấy Si làm y chỉ, do Si làm động lực.
      Cho nên, nếu bạn càng niệm thành thục thì tất yếu là sẽ càng phai nhòa tuệ giác.
      Vả lại, cái cảnh giới «Tây Phương Cực Lạc» kia là được Đại Thừa tự vẽ mà ra, chứ vốn không có thực.
      Chính vì vậy, người càng tin tưởng thì càng rơi vào vô thực, nhiều lúc sẽ cảm thấy mình như là có nhiều ảo giác, hay đang sống trong ảo giác.

      Lời tâm sự của bạn lần nầy có giá trị hiện thực và thật là xứng đáng.

      Mến thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Kinh quán vô lượng thọ dạy con người mơ tưởng đó: suốt ngày cứ quán tưởng phật adida và cõi tây phương ko ak. Quán tưởng riết chắc nghi sống trong tưởng tượng và ảo giác ko quá

      Xóa
  14. Thank admind nhe.^^ toi niệm hồi đó đến giờ chắc khoảng gần chục năm cho nên mới có đc kết quả như thế đó. Ngẫm nghĩ lại mình ngu thật
    Còn ba của tôi thì theo thiền tông và tịnh độ tông. Ổng nói : tánh biết, tánh nghe, tánh thấy, như như tâm bình tánh định nhưng ba tôi thuộc loại phá giới vô địch
    Mẹ của tôi thường tụng: chú đại bi, tâm kinh, diệu pháp liên hoa, chú phóng xanh, niệm adida phật
    Thật khó mà khiến cho ba và mẹ của tôi quay về đc với chánh phápl

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Tran Nhan thân mến!

      Những chuyện mà bạn vừa kể thật là cảm động, đáng cười mà rơi nước mắt.
      Bởi vì, không riêng gì song thân của bạn, mà còn có quá nhiều người giữa cuộc đời đã bị phi Giáo pháp Đại Thừa lừa gạt.

      Như trường hợp ba của bạn đã cho thấy, không có Giới, và cũng sẽ không có Định-Tuệ.
      Bởi lẽ,
      Phi Giáo lý Đại Thừa vốn không chứa Giới-Định-Tuệ.
      Hệ quả là, người tin theo sẽ càng ngày càng phóng đãng, càng vô đức, càng vô trí....; mà
      lại thường lầm tưởng mình thuộc vào hàng Đại trí!
      Họ cũng có tánh cách như hàng Ngoại đạo Tu sĩ, là miệng quen ưa nói ra lời cao vọng, siêu lý...; làm cho những người ít hiểu biết lầm tưởng như là rất cao siêu, nhưng với ai thực hiểu biết hay thân cận, thì sẽ thấy rõ ràng rằng:
      -mọi Khẩu pháp "cao-đại" của họ, tất cả chỉ là loại hư chiêu!

      Đúng như bạn nói, thật rất khó khi muốn làm cho ba mẹ của bạn nói riêng và tất cả những ai từng nhiễm Đại Thừa phi Giáo pháp nói chung quay về với Chánh Pháp.
      Bởi lẽ, mỗi ngày họ đều tăng trưởng Si chướng. Vì
      Phi Giáo pháp Đại Thừa là vốn xuất xứ từ Si, do Si làm y chỉ.
      Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật đã từng thuyết dạy, rằng:
      Trong các hàng cấu uế.
      Vô Minh-dơ Tối thượng
      ...
      1 lớp Vô Minh nơi chúng sanh đã khó đoạn diệt, huống chi mỗi ngày còn tích tập thêm 1 lớp của Giáo thuyết Đại Thừa si ám.

      Tuy nhiên, xin bạn chớ quá muộn phiền. Vì biết phân biệt Chánh Pháp và Tạp Giáo, phải là người có 1 phần Phước-Trí xuất thế gian, nên
      không dễ dàng có được giữa đời thường.
      Cho đến khi nào, có 1 vị chứng được A-La-Hán quả; khi đó, vị ấy mới có thể dùng Thần Thông mà nhiếp độ cho đa số.

      Mến thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Thật khó mà thuyết phục gia đình tôi. Tôi đã nhiều lần lấy nguồn gốc kinh đại thừa và nguồn gốc kinh nguyên thủy ra đối chiếu mà ko ai chiệu tin hết
      Khi phật nhập duyệt khoảng 500 năm thì kinh sách đại thừa ra đời. Có 2 giả thiết . Giả thiết 1: là do ngày long thọ lấy ở tháp sắc ở an nam. Giả thiết 2 : do 1 con khỉ phơi kinh trên đá rồi 1 vị tiều phu nhặt đc. 2 giả thiết chớt quớt. Phải chi kinh đại thừa xuất hiện khi phật nhập diệt thì là đâu có còn gì fải nói nữa đâu

      Xóa
    3. Bạn thân mến!

      Trangphattu xin chia sẻ nỗi buồn hay niềm ưu tư cùng bạn.

      Đúng sẽ như vậy!
      Thật khó mà thuyết phục được
      gia đình bạn, cũng như nhiều người lâm vào hoàn cảnh tương tự khác; khi họ đã bị nhiễm loại
      -Đại Thừa phi Giáo Pháp;
      nếu như họ chưa từng tích tập được 1
      phần phước-trí xuất thế gian.

      Trong trường hợp ấy, thì dù có vị chứng quả A-La-Hán, có đủ Thần thông rồi vẫn sẽ phải bất kham, huống hồ là ai khác.
      Ngược lại, nếu là người đã từng tích tập được phần phước-trí ưu việt ấy; thì dù sớm hay muộn, khi hội đủ cơ duyên, thì họ cũng sẽ từ bỏ Tạp Giáo để quay về với Chánh Đạo mà thôi.
      Cho nên, nếu chúng ta có phần hiểu biết trước họ; thì cũng chỉ tùy thời-tùy duyên để tác động cho họ có ý thức. Rồi sau đó, cũng chỉ có chờ đợi, chứ không thể nào mong có kết quả mau chóng được.

      Lần nầy bạn đã nêu lên một vấn đề rất lớn, trải qua hơn 2.000 năm lịch sử. Đó là:
      -Sự ra đời của "Kinh" sách Đại Thừa!

      Về sự ra đời của loại Tạp giáo kể trên thì đã từng có rất nhiều Giả thuyết.
      Tuy nhiên, sẽ không có 1 loại Giả thuyết nào là chính xác được. Bởi vì đâu có Học giả nào tự mình thấy suốt cả chiều dài hơn 2.000 năm lịch sử trên nhiều Quốc độ!

      Vậy thì, muốn hiểu biết đúng như thực phải căn cứ vào đâu?
      -Hãy căn cứ vào Thực thuyết!
      Đó là gì?
      Về vấn đề nầy, trên Trangphattu cũng từng có nói đến trong bài viết:
      -ĐẠI THỪA-TIỂU THỪA.
      Trong đó, đã nêu lên những gì là toát yếu, đại cương và cần thiết nhất.

      Chúc bạn an vui!

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  15. Nhưng tôi vẫn thấy căn cứ vào lịch sữ thì dễ thuyết phục những người có tính nghi cao và dân có học thức.và đại đa số người bây h là dan trí thức luôn tin vào khoa học
    Khi ông long thọ phát hiện ra kinh " đại nhật", phát minh ra bồ tát đạo, thuyết tam thân phật, làm ra cuốn trung quán luận thì người ta ví ông long thọ như phật thích ca mâu ni thứ 2
    thật buồn khi người theo đạo phật mà ko tin phật mà đi tin ông long thọ
    Thuyết tam thân phật theo tôi nghĩ chắc là thuyết 3 hồn 9 vía theo tín ngưỡng dân gian

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn thân mến!

      Hì hì!
      Lớp "Trí Thức" như bạn kể trên, thì theo Đại Thừa cũng quá nhiều, mà theo "Thánh" Thông-Lạc cũng đã quá nhiều.
      Có thể họ là Trí Thức mọi người và của bạn, nhưng lại không phải là Trí Thức của Trí-Giác!

      Lại nữa, TRANG nầy chẳng phải để cố thuyết phục hàng trí-thức rởm; mà chỉ để cho ai có chút trí-tuệ biết phân biệt về sự thật.
      Vậy nên, về vấn đề trên thì Trangphattu chỉ y cứ vào Thực Thuyết mà thôi!

      Và đúng như bạn nói, thì
      -Thật buồn (cười) khi người theo Đạo Phật lại không tin Phật mà đi tin ông Long Thọ.

      Còn cái thuyết "Tam Thân Phật" là đám Đại Thừa tự bịa ra để
      cho Quán Âm và Di Đà có thể "ăn theo" Đức Thích Ca.
      Rồi sau đó, giữa dân gian; thuyết 3 hồn 9 vía lại dựa vào thuyết "Tam Thân" mà ra.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Vang
      Nguoi ta noi phật tylogiana la phat ca. Ko bjk dung hay sai nua

      Xóa
    3. Bạn thân mến!

      Tỳ Lô Giá Na, hay người ta còn đặt gọi là Đại Nhật "Nhủ Lai"; là một biểu tượng tự họa ra cho Mật Giáo, một chi nhánh của Đại Thừa phi Phật Giáo, có xuất xứ từ Bà La Môn giáo. Về sau nầy, còn lai tạp thêm cả Lạt Ma giáo và Yoga.
      Người ta nói đó là Pháp Thân của Đức Phật Thích Ca.
      Nhưng vì ham nói ngoa nên họ lại quên rằng:
      ĐẠI TẠNG CHÁNH GIÁO PHÁP
      còn lưu truyền lại đến ngày nay mới là Pháp Thân của Đức Như Lai Thích Ca Mâu Ni Phật. Còn cái tên Tỳ Lô Giá Na hay Đại Nhật «Phẹt» kia thì chưa từng nghe Đức Phật nói đến trong
      KINH ĐẠI BỔN.

      Chúc bạn thường an lạc.
      Mến thương.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  16. Admind có nhận định nhu the nào về cách ngồi thiền trì chú ommani bac mi hum. Tôi mới thấy đc trên facebook hôm qua đó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn thân mến!

      Điều đó còn phụ thuộc vào việc người hành trì kia Ngồi như thế nào và Trì chú như thế nào, và kết quả là thuần thục hay là không thuần thục.
      Ở đây chỉ nói rằng, pháp hành trì ấy không có trong Phật Giáo Chân Chánh.
      Đó là 1 pháp môn của Ngoại Đạo, tạp giáo, nếu so với Phật Giáo.

      Vì không biết kẻ kia hành trì đến độ nào nên không thể nói lên 1 kết quả xác định. Tuy nhiên, có 1 điều để khẳng định, là không thể có Trí Tuệ siêu việt, hướng tới Giải Thoát hay Giác Ngộ dành cho kẻ ấy.
      Bởi vì, phép tu luyện ấy là
      -Xuất xứ từ Si, lấy Si làm y chỉ, do Si làm động lực.

      Thân thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  17. Sẵng đây xin admind giai thich cho tôi hiểu rõ câu: niệm phật, niệm pháp, niệm tăng luôn nhé để tôi ko bị si làm ý chỉ
    Sẳng đây tôi xin chia sẽ kinh nghiệm để mọi người phòng những bệnh thông thường như bệnh: nóng, sốt, nhứt đầu... nhé Đó là hãy sống theo giáo pháp nguyên thủy là giữ giới luật. Khi đã giữ giới rồi thì tâm rất bình tĩnh. Khi tâm bình tĩnh rồi thì ko còn sợ ji nữa. Lâu dần sẽ có tâm ít bất động với thời tiết và môi trường xung quanh. Cái chủ yếu ở đây là cơ thể phải ko nỗi sân với môi trường xung quanh là oke rồi

    Trả lờiXóa
  18. Bạn Tran Nhan thương mến!

    Về Niệm Phật, Niệm Pháp và Niệm Tăng; thì Trangphattu đã có viết trong bài:
    NIỆM PHẬT,
    Đúng theo Chánh Pháp
    .
    Trong đó, phần nội dung chính của bài đã nói về pháp Niệm Phật, đúng và sai.
    Còn mở rộng hơn là pháp Niệm Pháp và Niệm Tăng thì cũng đã nêu lên trong phần Bình Luận với bạn
    Huỳnh Minh Trung,
    cùng trong bài Post ấy.

    Tuy nhiên, trong các phần kể trên; thì Trangphattu chỉ nêu lên nội dung chính, căn bản và cần thiết nhất; nhưng chưa có dịp để nói rộng nghĩa. Vì vậy, có thể làm cho bạn cũng như nhiều người không hình dung trọn vẹn.

    Tùy nhân duyên bạn hỏi đây, thì về sau; tiếp theo phần Bình Luận trong bài Post ấy, Trangphattu sẽ nói rộng nghĩa hơn.
    Vì đây là nội dung khá rộng lớn, nên cần có đủ thời gian.
    Mong bạn không muộn phiền để chờ đợi vài hôm.

    Khen bạn đã nêu lên sự liên hệ và lợi ích thiết thực khi
    Sống theo Giáo Pháp Nguyên Thủy và giữ Giới Luật.
    Đúng vậy, người có Giới tất có Định-tức có sự bình tâm-định tỉnh. Với tâm bình tỉnh, người ấy sẽ không biết sợ bất kỳ ai hay bất kỳ thứ vật gì ở trên đời.
    Người giữ Giới, cũng sẽ biết ngăn ngừa sự phóng dật. Nhờ vậy, cơ thể dần được thanh lọc; có thể hấp thụ tinh khí giữa trời-đất-thiên nhiên; thể khí trở nên điều hòa, cường lực. Do vậy, sẽ có khả năng tương thích khi thời tiết thay đổi, dù là đột ngột và khắc nghiệt.

    Còn như nói
    Cơ thể không nỗi Sân với Môi trường chung quanh
    thì không được chính xác lắm.
    Bởi vì, Sân là trạng thái của Tâm sanh, chứ không thể là trạng thái từ Thân sanh.

    Chúc bạn luôn an lành.

    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi nãy tôi có xem tivi. Có 1 sư hình như là bên thiền tông " truyền tâm ấn". Họ tự hào rằng dc truyền tâm ấn từ tổ mahacadip đến tổ huệ năng. Ko bjk đúng hay sai nữa

      Xóa
    2. Bạn thân mến!

      Trên đời sẽ xảy ra rất nhiều thứ. Đặc biệt sẽ có nhiều những sự kiện liên quan đến Phật Giáo, có khi mang tính Thần Thánh, hoặc cao thượng, hay huyễn hoặc.

      Vậy bằng cách nào mình thanh lọc được?
      Có 1 cách khá đơn giản mà mọi người cần áp dụng.
      Rằng:
      -Sự kiện nào hợp Chánh Kinh, từ Chánh Tạng Giáo Pháp lưu xuất, thì đúng với sự thật.
      -Giáo điều, hay Pháp môn tu nào; mà từ Phật Giáo Nguyên Thủy lưu xuất, thì may sao có thể đúng đắn.
      -Ngoài ra, thì chỉ là hư huyễn và láo khoét!


      Thiền Tông cũng là 1 chi phần của Đại Thừa phi Phật Giáo. Dù họ có tu trì, có hạnh kiểm, nhưng lại đầy mê chấp.
      Họ nói Ngài Ma Ha Ca Diếp là Tổ sư Thiền thứ nhất?

      Ngày xưa, trước đại chúng, Đức Phật đã từng tuyên bố rõ, rằng:
      -Ngoài Ta ra, thì chỉ còn có Xá Lợi Phất và Mục Liền Liên
      [2 vị A La Hán đại đệ tử, có Thần thông đệ nhất]
      mới có khả năng lãnh đạo hội chúng nầy.
      Như vậy, qua đó, Đức Phật đã truyền ý chỉ, rằng:
      -Sau khi Ta và 2 Đại đệ tử ấy nhập Niết Bàn, thì
      Không còn ai có thể lên ngôi Tổ vị.

      Ngài Ca Diếp cũng là 1 vị Đại Thánh, trung cẩn với Đức Như Lai; có thể nào Ngài dám trái lại lời Đức Phật?
      Mà nếu Ngài không lên ngôi Tổ vị, thì lấy đâu cho Thiền Tông
      "bắt quàng làm họ"
      rằng Ngài Ca Diếp là Tổ sư thứ nhất?

      Lại nữa, cho đến thời Huệ Năng.
      Huệ Năng, đến chùa và chuyên phục dịch sau nhà bếp. Nếu thật có trí, thì Huệ Năng đã từ bỏ mà đi nơi khác, đâu đứng đó mà lao lực. Nếu làm việc lao động mà thành Phật, thành Thánh được; thì Đức Phật đã ở trong cung mà tu, chứ Ngài đâu phải đi tu làm gì?
      Dù cho Huệ Năng theo truyền thuyết là có lợi căn đi, thì cũng chỉ vừa đủ để làm Tổ cho một đám học trò ngu dốt, mê chấp và chuyên hý luận; chứ không thể ai chịu để làm Tổ sư cho hàng xuất gia có Chánh Tri Kiến, hướng về Giác Ngộ, Giải Thoát.

      Cho nên, dù là Ca Diếp, hay Huệ Năng, hay tương tự với 1 tay Tổ nào đó của Thiền Tông; thì cũng chỉ là giai thoại tiếu lâm, lừa đồng bào và Phật Tử khi họ không hiểu, không biết về Chánh Pháp. Còn như họ thật hiểu biết, thì họ sẽ đem các trang huyền thoại kia ra mà đốt hết sạch!

      Mến thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    3. Theo tôi nghĩ thì làm ji mà có chuyện truyền tâm ấn, chỉ là bình bát và cà xa thôi. Ngày anan đã chứng thánh rồi mà làm ji có chuyện thánh truyền khẩu quyết cho thánh. Tâm ấn chỉ là do các tổ nào đó bịa ra để phát huy giáo phái của mình
      Alahan hay phật à người từ bi ko lẽ họ giấu diếm bí kíp sao
      Bí kíp mà phật dạy cho hàng đệ tử chẳng lẽ ko phải là khổ và cách diệt khổ sau
      Truyền tâm ấn hay tu tập phép quan thế âm chẳng khác nào là cách tu của thanh hải vô lượng sư

      Xóa
    4. Bạn thân mến!

      Đúng vậy!
      Không có chuyện truyền Tâm Ấn trong Chánh Giáo. Cho nên, đó chỉ là 1 kiểu lòe bịp của Ngoại đạo, Tà giáo mà thôi.
      Ngay cả Bình bát và Ca sa thì trong Tăng đoàn thời Nguyên Thủy cũng không hề có truyền thống truyền đạt cho ai.

      Đúng như bạn đã nói,
      -Bí kíp mà Đức Phật dạy cho hàng đệ tử, chính là 4 Chân Lý. Trong đó, có
      Sự Khổ và Phương pháp Diệt Khổ.

      Truyền Tâm Ấn, hay phép Quán Âm, và cách "tu-thiền" của Thanh Hải Vô Sư thì thật là có chỗ khác nhau.
      -Tâm Ấn, hay Khẩu Truyền; thực chất là những lời quy ước bí mật để các "Tổ" và Đệ tử cưng có thể bảo vệ quyền lợi, quyền "lãnh đạo" cho nhau.
      -Niệm Quán Âm, thì để cầu mong cho tai qua nạn khỏi, không lâm nguy hại...
      -Còn Thanh Hải Vô Sư, là kiểu tu "thiền-cóc", tưởng Trời chỉ bằng vung khi ếch ngồi "thiền" trong giếng cạn!

      Tuy nhiên, dù khác nhau về hành-tướng nhưng giống nhau khi chúng cùng 1 số đặc điểm dị biệt.
      Đó là:
      -Cùng xuất xứ từ Si, lấy Si làm y chỉ; ngụy tạo, cường ngạo và đầy mê chấp.

      Chúc bạn an vui.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  19. Còn bài thơ tâm của lục tổ cho thấy toàn là phật tánh, ko chấp vào đâu hêt, ko có giới định tuệ vì phật tánh ko có chỗ bám bụi
    Bài thơ rất là ngộ vì có tâm mà ko có thân. Nhưng rõ ràng thân thể quyêt định tâm cho nên mơi bjk đói ăn, khát uống, mệt đi ngủ đó. Giống như có mà ko có vậy

    Trả lờiXóa
  20. Bạn thân mến!

    Cũng khó tin vào giai thoại ấy bạn à. Họ đã thêu dệt nên đủ thứ, còn có gì mà tin vào được. Vả lại, bài kệ-thơ ấy nếu thật là của Huệ Năng sáng tác, thì càng chứng tỏ Huệ Năng cũng là nhân vật đại nói dóc và láo khoét.

    Nói chung, kệ, thơ và các giai thoại thiền kiểu ấy, tất cả đều là sản phẩm của cái đám quen hý luận và dóc láo. Chúng không tu, chỉ chuyên nói, rồi làm thơ, viết "kinh"-kệ để ngụy biện đó thôi.
    Cho nên, Trangphattu ít khi quan tâm về thơ loại «đốn ngộ» ấy, dù cho ý nghĩa nó nói có cao như ông Trời!

    Sau đây thì mời bạn đọc và so sánh giữa loại Thơ
    «thiền-lưỡi» ấy với 1 bài Thơ loại «Thiền-Hành» có tựa:
    NỢ TỬ SANH.

    Chúc bạn an lành.

    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN