-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

13 thg 12, 2010

TÂM LÝ HỌC [trong] PHẬT GIÁO (phần kết)

心理学佛教
(Psychology in Buddhism)

TÂM LÝ HỌC
[trong]
PHẬT GIÁO




(phần kết)


...CÓ MỘT TÂM LÝ
thuộc về nhận thức trong sự thắng tri. Đó là sự hiểu biết về các quả vị Sa Môn, tức là 4 bậc Thánh Nhân.
,Ngày xưa, trong pháp hội, Đức Phật đã từng tuyên bố cho đại chúng biết rằng:
,-Chỉ có ở đây, trong giáo pháp và pháp luật nầy; mới có thể có các Sa Môn chứng quả thứ nhất, thứ hai, thứ ba, hay thứ tư.

,Không phải như một số Tôn Giáo khác, ngôi Thánh được sắc phong dựa theo năm tháng, tuổi tác hay trình độ học vấn về Giáo Lý; còn bản thân người được sắc phong thì hoàn toàn không hề biết đến Thánh vị. Cũng không hồ đồ như giáo phái Đại Thừa, chê 4 quả Thánh Thanh Văn là thấp thỏi, dù cho muôn kiếp họ không hề đạt tới.
,Những bậc Sa Môn chân chánh, trung thành với Giáo Tạng, đã từng phần thể nhập vào Giáo Pháp. Khi tu thiền, nhờ tâm tịnh chỉ, nhờ trí quán sát; họ đã biết được chỗ thâm sâu, mầu nhiệm, khôn lường, không cùng. Họ đạt đến các quả vị mà không hề tuyên bố lên. Qua đó, họ biết:
,-Quả thật, ngoài Giáo Pháp và Pháp Luật nầy, không thể có các quả vị Sa Môn.
,Người ở đời không hiểu biết về vấn đề trên, nên họ dễ tin khi có những kẻ tuyên truyền về các danh vị; như:
,-là Phật, là Đại Thánh;
,-là Bồ Tát, là Tổ;
,-là Thiền Sư, Pháp Sư...
hay Vô Thượng Sư, Tổ Sư Thiền, Mật Tổ, Lạt-Ma, Pháp Chủ,...(**)

,CHO NÊN, PHÀM
những gì liên quan đến Tâm Lý, đến nếp suy nghĩ thông thường của một con người đang sống trong đời, đều không tương xứng với lời dạy của Đức Như Lai. Trong thế gian, bất kỳ quan điểm, luận thuyết nào khác với thói quen tư duy, hiểu biết của đại đa số người; thì được xem đó là ý riêng, hay thường được gọi là Tư Tưởng.

,Qua phân tích một phần về Giáo Tạng của Đấng Chánh Biến Tri, đã cho thấy tư tưởng của Ngài khác biệt so với muôn người, cũng là sự khác biệt khi so sánh với các Tôn Giáo khác.

,Đó là lời kết luận của TRANG.
,Chúng tôi dừng ở đây mà không viết dài hơn, bởi lẽ đây là một đề tài vô cùng rộng lớn. Nếu muốn phân tích đầy đủ, chi tiết thì cần phải trích dẫn cả Tam Tạng Giáo Điển. Hơn nữa, đó cũng là những vấn đề rất khó hiểu; không phù hợp với tầm nhận thức của số đông quần chúng, mà chỉ phù hợp với số ít những ai đã am tường Tạng Chánh Giáo, hay thường được gọi là các bậc Đa Văn.
,Với các vị ấy, thì bài viết nầy trở nên rất là cạn cợt. Dù vậy, để cho nhiều người bình dân ở đời có thể tiếp nhận được; thì cũng khó lòng viết ra một cách đầy đủ, chi tiết, sâu rộng hơn.

,TRANGPHATTU
kính mong các bậc Thiện Trí Thức-Đa Văn viết lời góp ý, bổ sung;
để cho chúng con có thể viết bài Post nầy một cách hoàn thiện hơn đôi phần.

TRĂNG PHẬT TỪ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN