-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

19 thg 1, 2010

THÔNG-LẠC THIỀN

通-乐禅


,RẤT NHIỀU NGƯỜI
quan tâm đến phương pháp tu Thiền. Ở đây sẽ khái quát những điều căn bản nhất, liên quan đến phương pháp tu thiền nói chung và cách tọa thiền nói riêng.
,Nếu bạn muốn hành Thiền và hưởng hạnh phúc trong Thiền, thì trước tiên phải Thông Thiền, sau đó mới có thể hưởng Lạc Thiền.

,Thông Thiền, là hiểu biết căn bản về các bước chuẩn bị cho việc tọa thiền.
,Tọa Thiền, là pháp tu dễ định tâm nhất, nếu hành giả có đủ sự chuẩn bị cần thiết.
,Sự chuẩn bị đó là:
1. Giữ Giới.
,Sống chế ngự với sự chế ngự của Giới bổn, tiến tới thành tựu và viên mãn Giới Luật. Tập oai nghi chánh hạnh đầy đủ. Thấy sự nguy hiểm dù chỉ trong những lỗi nhỏ nhặt.
,Cư sĩ cần giữ 8 giới.
,Xuất gia cần giữ 10 giới căn bản cùng các Giới Tỳ Kheo.
2. Hộ trì 6 Căn.
[Tìm đọc thêm
KINH SA MÔN QUẢ.
Đại Tạng Kinh,Trường Bộ, q.1]
,Tu tập cho các căn đối mặt với các trần cảnh, không nắm giữ, không dính mắc. Những nguyên nhân nào, do 6 căn không được chế ngự, khiến cho: tham, ái, ưu, bi, các ác, các bất thiện pháp khởi lên, thì hành giả phải hộ trì, chế ngự nguyên nhân ấy.
3. Biết đủ.
,Người còn tại gia thì vừa lòng với đời sống hiện có. Không cầu vọng, không bôn ba và ít làm các công việc.
,Ăn ngày 1 bữa.
,Người xuất gia thì vừa lòng với 3 y, 1 bát.
,Ăn bằng đồ ăn khất thực. Ăn ngày 1 lần, trước 12 giờ trưa.
,Không ham muốn, không ưa thích, không tàng trữ các vật khác nữa.
4. Chánh Niệm Tỉnh Giác.
,Dù đi, đứng, nằm, ngồi, thức, nói,.., đều luôn phải chú ý để biết rõ việc mình đang làm.
,Đó là các việc cần chuẩn bị.

,Với sự chuẩn bị đã thành tựu đầy đủ như trên, hành giả chọn một chỗ thanh vắng, rồi ngồi kiết già, lưng thẳng, an trú chánh niệm trước mặt.
,Hành giả từ bỏ và đoạn tận 5 triền cái, là: Tham, Sân, Hôn Trầm Thụy Miên, Trạo Cử Hối Quá, và không Nghi Ngờ đối với các thiện pháp.
,Khi đã xả ly 5 Triền Cái ấy, Hân Hoan sanh, rồi Hỷ sanh, rồi cảm thấy Khinh An, rồi cảm thấy Lạc Thọ Vô Nhiễm.
,Nhờ Lạc Thọ ấy, tâm được Định Tỉnh.
,Tại đó, hành giả vào Sơ Thiền.
,(Từ Sơ Thiền đi vào các tầng Thiền khác xem thêm trong Kinh trên)

,Tóm lại, Tọa Thiền đúng pháp như trên, là cách nhanh nhất để chứng Chánh Định.
,Đó là Thông Thiền.
,Khi an trú được trong tầng thiền nào đều được Lạc tương ứng.
,Đó là Lạc Thiền.
,Người thực hành chưa đúng, do sự chuẩn bị chưa đầy đủ, hay do chưa hoàn toàn xả ly 5 Triền Cái, vẫn được Lạc; nhưng đó là loại Lạc còn có cấu nhiễm, câu hữu với ái dục.
,Như vậy, bậc chứng Chánh Định, xác định Thánh Vị, phải là người đã xả ly, đã đoạn tận 5 Triền Cái kể trên.
,Vị ấy sẽ không còn Tham, Sân, Hôn Trầm Thụy Miên, Trạo Cử và Nghi Hoặc đối với các Thiện Pháp.

,Ngài Thông-Lạc ở Tu Viện Chơn Như tuyên bố đã chứng Tứ Thiền, đã chứng Thánh Quả A La Hán. Sau đó, Ngài biên viết, thuyết giảng, phê phán, lên án đủ hạng.
,Thầy Thông-Lạc không ngờ rằng:
,Những cái đã biên viết ra, mượn danh nghĩa hoằng pháp đó; là xuất xứ từ Vi Tế Tham, là Tham, do tham ưa danh vị.
,Những gì mà thầy mạnh mẽ, cao hứng chỉ trích, đả kích đó; là xuất xứ từ Vi Tế Sân, là Sân, do Sân làm động lực.
,Những gì thầy để cho cô em Út Diệu Quang thấy khi mệt mỏi, khi ngủ nghỉ đó; chính là Hôn Trầm, là Thụy Miên còn ngủ ngầm trong tâm.
,Những gì là biên viết, in ấn, làm sách...; những hoạt động hăng hái đó, là xuất xứ từ Trạo Cử, do Trạo Cử chi phối.
,Những gì thầy lên án về sự ăn Chay, ăn Mặn; mượn cớ ấy để chê bai, phê phán các nhà sư Nam Tông; đó chính là Nghi Hoặc còn tiềm ẩn, là Nghi Ngờ nơi các Thiện Pháp.

,5 Triền Cái chưa xả ly, chưa đoạn tận mà đã có thể chứng Chánh Định, rồi đã chứng Thánh Quả, thì đó là quả lạ.
,Đó là quả lập dị, là quả non, là quả bị sâu, là quả biến thái; ít chất lượng, ít phẩm vị.
,Để chuẩn bị nhập thiền là đã phải giữ Giới, phải thành tựu và viên mãn Giới Luật.
,Nhưng, khi vị nầy tuyên bố chứng quả Đại Thánh, lại còn phạm vào 1 Trọng Giới căn bản. Đó là:
,-Cấm khoe pháp của bậc Cao Nhân.

,Người có trí, nhờ biết Chánh Kinh, biết Luật, biết Tạng Luận thì sẽ không thể chấp nhận. Chỉ có người ít hiểu biết về Chánh Pháp mới tin nhận mà thôi.

TRANG PHẬT TỬ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN