-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

23 thg 11, 2010

BÍ ẨN về TIỀN KIẾP, HẬU KIẾP (phần cuối)


BÍ ẨN về TIỀN KIẾP, HẬU KIẾP

(phần cuối)


,MỘT CÂU CHUYỆN
thương tâm xảy ra trong thời Đức Phật; làm toát lên ý nghĩa sâu sắc về Nghiệp, Nghiệp Báo, Nhân Quả, Thiện, Ác và sự Tái Sanh; liên quan đến những sự
—Bí Ẩn Về Tiền Kiếp, Hậu Kiếp.
,Đó là câu chuyện Vua A Xà Thế giết phụ hoàng là Tần Bà Sa La vương.

,Thủa ấy, Tần Bà-Bình Sa Vương, vua nước Ma Kiệt Đà là một vị minh quân; sống và trị vì vương quốc theo chánh nghĩa, đồng thời cũng là một người Phật tử thuần thành. Ông quy y Đức Phật, thường thực hành bát quan trai giới và đã hướng về quả Dự Lưu khi còn ở trên ngai vàng vương vị. Ông còn là một người bác ái, bao dung, là một người cha rất mực yêu thương con.

,Hoàng Hậu Vi Đề Hi hạ sanh đứa con duy nhất cho vua trong hiếm hoi muộn màng. Khi mang thai, bà thèm khát một điều quái gở, là muốn hút máu trong lòng bàn tay chồng. Khi nghe bà nói, vua Bình Sa vui vẻ lấy dao rạch tay cho bà hút máu thỏa mãn.
,Qua việc ấy, các nhà tiên tri đoán biết đứa con về sau là kẻ thù của đức vua và sẽ sanh lòng tạo phản. Bởi vậy, sau nầy Hoàng nam được đặt tên là A Xà Thế, có nghĩa là kẻ thù chưa sanh.
,Hoàng Hậu sợ hãi, muốn hủy bào thai, nhưng thương con nên vua đã hết lời can ngăn.
,Lúc nhỏ, đã có lần đứa con trai bị mọc một mụt nhọt ở ngay đầu ngón tay. Để cho con dịu cơn đau, vua Bình Sa thường hay ngậm lấy ngón tay của A Xà Thế. Rồi có hôm, đang giữa chúng quần thần, mụt nhọt bể ra. Vua sợ con khóc kinh động, bèn nuốt luôn cả máu mủ vào miệng.
,Như vậy đủ biết Bình Sa Vương thương con đến độ nào.

,A Xà Thế là Hoàng nam duy nhất nên đương nhiên được phong làm Thái tử. Đến lúc trưởng thành, chàng quy y theo Đề Bà Đạt Đa [1], một nghịch đồ của Đức Phật. Về sau, nghe lời kẻ kia xúi giục, chàng đã rắp tâm ám hại vua cha để đoạt ngôi vương vị.
,Sự việc bại lộ, bị bắt quả tang. Dù vậy, với tình thương con; chẳng những vua Bình Sa không xử tội A Xà Thế, mà còn làm lễ chính thức nhường ngai vàng cho con, vì thấy Thái Tử quá khao khát được làm vua.
,Bao nhiêu tình yêu thương không được A Xà Thế tri ân. Trái lại, khi vừa đăng quang; tên tân vương nghịch tử đã ra lệnh tống giam cha vào ngục và không cho ăn uống, vì tội đã không chịu nhường ngôi vua từ sớm.
,Với lòng oán hận, A Xà Thế muốn cha mình phải chết trong đau khổ vì bị cơn đói khát hành hạ. Nhiều lần, Hoàng Hậu Vi Đề Hi lén đem đồ ăn cho vua, nhưng rồi cũng bị A Xà Thế cấm hẳn. Có lần bà phải tắm rửa sạch sẽ, bôi lên lưng nhiều mật ong, rồi vào ngục thăm và để nhà vua liếm cho đỡ đói khát. Tình cảnh bi thương khiến bao người cảm động mà rơi nước mắt.

,Nhưng vua Bình Sa là vị đã hướng về Đạo lộ. Vua không mang lòng oán hận đứa con vô đạo. Ở trong ngục tối [2], ông ta thực hành và an trú vào thiền định và rồi đã chứng Dự Lưu quả. Vua cha không đau khổ, trái lại, vẫn thường an lạc và trên nét mặt hiện lên niềm hoan hỷ.
,Điều đó làm A Xà Thế điên tiết, phẫn nộ. Hắn sai người thợ cạo mang dao bén vào gọt gót chân cha, xát dầu và muối vào rồi đốt trên lửa nóng [3], để vua cha mau chết cho xong.
,Bình Sa Vương chết sau khi phải trải qua những cơn đau đớn tột cùng.

,Cũng trong thời điểm ấy, đứa con đầu lòng của vua A Xà Thế chào đời. Lần đầu tiên, tình cảm của một người cha khởi lên trong tim chàng. Vì vậy, A Xà Thế bèn hỏi mẹ:
,-Phụ Hoàng có thương con hay không?
,Trong cay đắng nghẹn ngào, Mẫu Hậu Vi Đề Hi kể cho kẻ nghịch tử nghe về những tình thương mà vua Bình Sa đã dành cho con. Vừa nghe xong, A Xà Thế vội hét lên:
,-Mau thả ngay người cha yêu quý của ta ra.
,Nhưng, tiếc thay; cận thần tâu lên, là Thượng Hoàng đã băng hà.

,Nghe tin ấy, A Xà Thế đờ đẫn ngã vật ra. Kể từ lúc đó, chàng ôm lòng hối hận khôn nguôi, thân tâm rối loạn; lương tâm dằn xé, thân thể bất an. Sau một thời gian, tên tân vương lâm trọng bịnh; ghẻ lở toàn thân, đau đớn và khó chịu vô cùng. Bao nhiêu ngự y trong hoàng cung đều phải bó tay, không thể nào chữa khỏi.
,Trong cảnh nguy nan, cùng khốn; A Xà Thế hướng đức tin về những vị Giáo Chủ các giáo phái đang thịnh hành thời ấy. Sau bao lời khuyên của một cận thần thân tín nhất và cũng là một người Phật tử thuần thành, hết lòng tôn kính Phật; A Xà Thế đến diện kiến [4] Đức Thế Tôn.

,Trước oai nghi bất phàm của Đức Như Lai; với từ bi, trí tuệ và phương pháp giáo hóa như thần, Đức Phật đã làm cho A Xà Thế hoàn toàn quy ngưỡng. Trước Thế Tôn, chàng tỏ lòng thành sám hối về tội lỗi đã lỡ giết phụ hoàng; khẩn cầu Đức Phật chứng minh, mong cho vơi trọng nghiệp.
,Sau khi chàng đã sám tội, Đức Phật dạy A Xà Thế thực hành nhiều điều thiện. Kể từ đó, vị tân vương trở nên một Phật tử thuần thành, sống và trị vì vương quốc theo chánh pháp. Nhờ vậy, bịnh của chàng đã từ từ được thuyên giảm.

,Giết cha mẹ là một trong 5 tội trọng, chiêu cảm quả báo khắc nghiệt cho đến khi rơi vào đại địa ngục. Khi thân thể lâm bịnh nan y, tâm tư hoảng loạn, tình cảnh đã đến lúc khốn cùng; nhưng A Xà Thế kịp thời hướng
—ĐỨC TIN

về Đức Phật, là bậc tối thượng ở đời. Nhờ đặt lòng tin vào Đức Như Lai, chàng đã có thể
VƯỢT LÊN SỐ PHẬN

và thoát qua căn bịnh hiểm nghèo.
,Được nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng về giáo pháp tối thượng, tâm tịnh tín khởi lên trong lòng vị tân vương. Nếu không phạm vào đại tội giết cha, thì vua A Xà Thế có thể chứng quả Dự Lưu ngay từ lúc ấy.

,Trở lại chuyện Tần Bà Sa La Vương.
,Vua Bình Sa là một người đầy đủ đức hạnh, là Phật tử thuần thành và cuối đời còn là một bậc Thánh nhân. Với hạnh nghiệp của ông, xứng đáng để sống trọn một cuộc đời trong vinh quang, cho đến lúc lâm chung sẽ tái sanh về các cõi Trời phúc lạc. Nhưng cuối đời, ông phải nhận lãnh một kết cục vô cùng bi thảm và phải chết trong những cơn đau đớn tột cùng.
,Trong một tiền kiếp xa xưa, có lần vì ghen tuông mà ông đã giết một kẻ địch tình. Ông ta đem người kia trói chặt vào một cây rừng, cho dần dần chết khô vì đói khát và vì bị các côn trùng ăn thịt.
,Nghiệp nhân xưa đã kết thành quả báo cuối đời ông, trong hiện kiếp.

,Nếu như đứa con của vua A Xà Thế sanh ra sớm hơn 1 ngày, thì có thể Bình Sa Vương không chết sớm; hoặc nếu Mẫu hậu Vi Đề Hi sớm kể cho A Xà Thế nghe tình thương của vua cha đã dành trọn cho con, thì có lẽ Thái Tử đã không ôm lòng oán hận phụ vương, để rồi tạo nên một tội ác không cùng.
,Ác nghiệp xưa của vua Bình Sa đã đủ thuận duyên cho quả báo kết thành. Đó là một chướng duyên khiến cho ông không được hưởng trọn niềm vinh quang và phúc lạc, dù cho ông ta đã sống cả một đời trong thiện pháp.

,Là một Phật tử thuần thành, đặt trọn niềm tin ở Đấng Đạo Sư; lẽ ra, vua Bình Sa nên thưa hỏi Đức Phật về cách giáo dục đứa con trai ngỗ nghịch, khi A Xà Thế còn làm Thái Tử. Nếu là vậy, có thể nhà vua sẽ sớm có phương pháp để hóa giải khổ nghiệp xưa. Hoặc giả như ông sớm đem A Xà Thế đến diện Thế Tôn, thì có thể chàng đã sớm giác ngộ và chứng quả Dự Lưu; bởi vốn chàng là một trong số những người thông minh, xuất chúng.

,Những nhân duyên khiếm khuyết kể trên đã đẩy đưa tân vương tạo nên trọng tội giết cha mình, và cũng vì hạnh nghiệp ấy đã cản bước A Xà Thế hướng về Đạo lộ; dù cho sau khi nghe pháp thoại của Đức Như Lai, chàng đã khởi tâm kính thành, với lòng tịnh tín. Cho nên, lẽ ra Phật tử A Xà Thế ngày xưa sanh về cõi Thánh nhân; thì vì mang tội trọng, mà trong hậu kiếp kế tục chàng phải chịu tái sanh vào đại ngục lửa hồng.

KẾT LUẬN:

,PHÂN TÍCH QUA
chuyện xưa, giúp cho chúng ta thấy rằng; những gì liên quan đến
Luật Nhân Quả, Thiện, Ác; Nghiệp Báo, Tái Sanh
...; là những vấn đề thâm sâu, khó hiểu biết; chỉ có các bậc Thánh nhân mới có thể nhận thức đầy đủ, chứ không thể đơn thuần nhìn nhận từ thực tiễn; bằng một cách đơn giản, phổ thông như bao người ở đời vẫn thường quan niệm.
,Chỗ thâm sâu, khó hiểu biết, khó nhận thức ấy; đó, mới chính là những sự
Bí Ẩn Về Tiền Kiếp, Hậu Kiếp.

,Cho nên, kiếp trước ta từng là ai; hay kiếp sau ta sẽ là chúng sanh nào, không thực sự là điều bí ẩn hay cần phải quan tâm suy sát. Đức Phật dạy, việc cần thiết và quan trọng hơn đối với mỗi con người; đó là nên biết rõ, mình đang làm gì ngay trong thời điểm hiện tại; và ta đang đi trên Con Đường nào để đến với từng cảnh giới, nếu phải tái sanh.

(HẾT)



Các Kinh Liên Quan:

[ ↑ ] TRANG PHÁT TU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN