-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

14 thg 1, 2010

VÈ VỀ NÚI


Ta đi nhiều núi.
Thấy quá nhiều Ma.
Khuyên người Phật Tử,
Chạy mau cho xa.
Xưa Ta từng ở,
Rõ biết mỗi "Nhà".
Rượu Bia, Cờ, Bạc.
Chụm đầu nói ngoa.

"Đến Hẹn Lại Lên".
"Cà Phê" mỗi đêm.
Số lưu di động.
Tâm tình có Em.

Núi nghèo thiếu rau.
Tiền dư xây lầu.
Thiếu xe Du Lịch.
Đi chơi Bình Châu.
Có xe đời mới,
Chạy xa rất ngầu.

Quà tứ sự lên.
Ra tiệm đổi tiền.
Khách quay xe lại.
"Tắm bọt" liền phen.

Cùng hội cùng thuyền.
Im hơi thì sống.
Trái ý nghịch lòng.
Quậy cho khuất bóng.

Kể sao cho hết.
Bao người lầm ngu.
Lớp sau, lớp trước.
Xuống lên vẫn mù.
Nghe vè có tỉnh.
Xin dừng thiên thu.
Hãy đem vật ấy,
Cho người hành du.

Dâng cúng lên Ma.
Phước có về nhà.
Mà đường đọa xứ,
Đang chờ, chẳng xa.

(bài của bạn đọc)
Biên Tập Viên
TRANG PHẬT TỬ.

Nhấp vào Hình để Đọc
Bài Liên Quan:

----------------------------
Ovi Mail: Being used by users in 178 countries
http://mail.ovi.com

1 nhận xét:

  1. Có bạn đặt câu hỏi qua Yahoo Messenger:
    -Cô cho con hỏi
    "Giữ Pháp Giới" là gì vậy?


    Lời Hồi Đáp:

    Trong Đạo Phật, người ta thường nói câu hay cụm từ thuận văn, thuận nghĩa hơn, là:
    -Giữ Giới-Pháp.
    Những gì thuộc về Giới, như:
    Giới điều, Giới vức, Giới vực, Giới hạn;
    mà Đức Phật đã tùy duyên chế định cho hàng Đệ Tử của Ngài, gọi là Giới; cũng gọi là những Pháp thuộc về Giới, hay còn gọi là
    Giới-Pháp.

    Trong đó, Pháp có nghĩa là Phương Pháp, hay Pháp Môn (Tu).
    Còn Đệ Tử của Ngài thì có 2 hạng:
    -Xuất Gia-Tu Sĩ

    -Tại Gia-Cư Sĩ.
    Cư Sĩ tại gia thường giữ 5 Giới và 8 Giới Bát Quan Trai.
    Tu Sĩ xuất gia thì tùy vào thứ bậc mà giữ các Giới điều tương ứng với mình.
    Sa Di thì có 10 điều Giới.
    Tỳ Khưu-Tăng thì có 227 điều Giới.

    Còn nếu như nói ngược lại bằng cụm từ:
    -Giữ Pháp Giới
    thì dễ lầm lẫn và rất dễ sai.
    Bởi vì, tất cả những gì mà bạn có thể đặt tên, đều có thể được gọi là
    -Pháp Giới!
    Và trong cái Pháp Giới mênh mông vô cùng tận, tùy duyên sanh diệt ấy, thì không một ai có thể giữ nỗi. Hơn nữa, có nhiều thứ bại hoại chẳng đáng để gìn giữ nó một chút nào!

    Thân mến!
    Câu hỏi của bạn rất hay và thật là lợi ích nếu nhiều người cùng hiểu biết.

    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN