-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

9 thg 2, 2013

Tranh—Cuộc Đời Đức Phật (tt-4)

.......
Quay lại Trang trước



136-Những ngày Cuối đời Phật ở Thế gian.

Khi ngài 80 tuổi, tại Vaisali và trên đường từ Rajagriha đến Shravasti, ngài bị ốm và biết dược rằng mình sẽ nhập Niết Bàn 3 tháng sau đó.

Trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật giảng về Lễ thọ đầu đà theo lời thỉnh cầu của Ngài Anan sau khi dùng bát cháo nấm là bữa thọ thực cuối cùng.
Vào một hôm, trên đường giáo hóa Đức Phật thọ nhận buổi cúng dường của người thợ rèn Thuần Đà. Sau khi thọ trai xong, Phật bảo với đại chúng: -"Đây là buổi thọ trai cuối cùng của Như Lai trên thế gian".
Và đó cũng chính là điềm báo trước cho nhân thiên biết Đức Phật sắp nhập Niết Bàn.

137-Subhadda-vị Đệ tử lúc Lâm chung.

Subhadda là người đệ tử xuất gia cuối cùng của đức Phật.
Những người trong bộ tộc Malla và dân chúng nghe tin Phật sắp nhập diệt tại rừng cây sala trong công viên Upavattana liền vội vã đến nơi, thay phiên nhau đến ra mắt, vấn an và đảnh lễ Phật. Trong khi đó du sĩ Phạm-chí Subhadda (Tu-Bạt-Ðà-La), đã trên trăm tuổi, đến thương thuyết với Thượng tọa Ananda để xin được tham vấn Phật, nhờ Phật giải một mối nghi rất quan trọng đối với ông. Thượng tọa từ chối bảo là Phật đang yếu lắm, không thể tiếp chuyện được.
Nghe được câu chuyện giữa hai người, Phật bảo:
-Ananda, thầy cứ cho du sĩ Subhadda vào đây. Như Lai có thể tiếp ông ấy.
...
Sau khi độ cho tu sĩ ngoại đạo Subhadda và đây là người đệ tử sau cùng, Đức Thế Tôn bảo Ananda báo cho dân chúng người Malla biết rằng Ngài sẽ nhập Niết bàn vào canh cuối đêm nay.

138-Giữa 2 cây Ta la Đức Phật nhập Niết Bàn.

Sau hơn 45 năm thuyết pháp độ sanh, từ vườn Lộc Uyển cho đến thành Câu Ty Na; Đức Phật đến Kusinara và nằm giữa hai cây Sala. Đầu Ngài quay về hướng bắc, và Ngài quyết định sẽ không ngồi dậy trở lại nữa. Trước khi Ngài nhập Đại Niết Bàn. Ngài nói với Tăng đoàn lời khuyên bảo cuối cùng:
-“Này các Tỳ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát!“.
Sau những lời di ngôn dặn dò đại chúng, Như Lai nằm nghiêng bên phải, an tường vào đại định Niết Bàn. Khi ấy, trái đất rung động, người trời đều thương khóc!

Thế rồi Đức Bổn sư yên lặng nhập và xuất sơ thiền. Lần lượt nhị thiền v.v...đến nhập và xuất Diệt thọ tưởng định. Ngài lại nhập và xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ định và lần lượt ngược trở lại đến nhập và xuất sơ thiền. Khi nhập và xuất lần thứ hai ra khỏi tứ thiền, Đức Thế Tôn nhập Vô dư Niết bàn.

Cuối cùng, vị Phạm thiên Dona chia Xá lợi của Đức Phật thành tám phần bằng nhau và giao cho người đứng đầu của tám bộ tộc. Dona giữ bình đựng Xá lợi bằng vàng cho phần của mình để làm vật thiêng liêng tôn kính.

139- Chia Xá Lợi, các nước Khởi binh.

Vì muốn có xá lợi của Phật, vua các nước đem quân vây thành. Dona khuyên can các vị vua không nên đánh nhau và hãy thực hành giáo huấn của Phật, đồng thời chia xá lợi thành 8 phần bằng nhau cho 8 quốc gia để dựng tháp tôn thờ.
Sau này vua A Dục (thế kỷ III trước Tây lịch) đã cho xây 84.000 tháp thờ xá lợi khắp xứ Ấn Độ.

140-Phân chia 8 phần Xá lợi.

Kim thân của Đức Phật được đưa đến Makutabandhana để cho mọi người chiêm bái, và sau 7 ngày được cử hành lễ trà tỳ dưới sự tổ chức của ngài Maha Kassapa. Xá lợi được chia làm 8 phần theo thỏa thuận của cuộc họp do ngài Maha Kassapa, đại vương Ajàtasattu và ông Dona đứng chủ trì và phân phối cho 8 quốc gia lớn nhỏ cùng dân tộc Malla, xây tháp tôn thờ.
Ông Dona xin được thờ phụng cái bình đựng xá lợi khi vừa thiêu xong. Những người Maurya ở Pipphalirana vì đến chậm, xin được lấy tro tàn của giàn hỏa để dựng tháp mà lễ bái.

141-Kết tập Kinh điển Lần thứ 1.

Sau khi Đức Phật nhập diệt, Ngài Ma Ha Ca Diếp triệu tập đầy đủ 500 vị A La Hán với nhau tại hang Tất- bát-la phía nam thành Vương Xá để kiết tập những lời Phật dạy.

Sau ba tháng Ðức Thế Tôn viên tịch. Ngài Mahakassapa triệu tập đầy đủ 500 vị A La Hán với nhau tại thạch động Sattapanna trên núi Vebhàra ở thành Ràjagaha để kết tập Phật ngôn.
Người chủ tọa kết tập Tam tạng lần thứ nhất là Trưởng lão Mahakassapa, đồng thời Ngài cũng là vị Vấn đạo sư về pháp luật. Trưởng lão Upàli đã từng được Ðức Phật tuyên dương trước đại chúng là đệ nhất về trí luật và đã thông thạo những điều giới luật Ðức Phật đã đặt ra, về thời gian, địa điểm và đối tượng phạm giới lúc Ngài còn sinh tiền, cho nên Ngài được chọn là vị đáp những câu hỏi của ngài Mahakassapa. Còn Trưởng lão Ananda vốn đệ tử nhứt của Ðức Phật về hạnh đa văn, am tường những bài thuyết của Ðức Thế Tôn trong suốt 45 năm, do đó Chư Thánh Tăng chọn Ðại Ðức làm vị đáp về Kinh tạng lẫn Vi Diệu tạng.

Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), tức đại vương Bimbisàra là người con kế vị của vua Ajàtasattu-A Xà Thế, sau khi cải ác tùng thiện đã trở nên một vị đại hộ pháp, một thiện tín lỗi lạc, có công hỗ trợ mọi mặt cho cuộc kết tập Tam tạng lần I nầy.

142-Cây Bồ đề tặng cho Tịnh xá Ni. (Thailand)

143-Kết tập Kinh điển Lần thứ 3.

Chư Thánh Tăng chọn ngôi chùa Asokàràma ở kinh thành Pàtaliputta phía nam hoàng cung của nhà vua làm địa điểm kết tập kinh điển lần thứ ba. Ngài Thánh Tăng Moggalliputta-Tissa được Chư Tăng thỉnh cử làm vị chủ tọa kết tập Phật ngôn kỳ này. Ngài Moggalliputta-Tissa chọn 1000 vị kết tập Phật ngôn. Thời gian kéo dài 9 tháng.
Các chi phí trong cuộc kết tập được Vua Asoka hoàn toàn tài trợ cho Chư Tăng.

-Phương pháp kết tập:
Theo các vị Thánh Tăng ghi lại thì Trưởng lão Moggalliputta-Tissa xuất thân là một vị Phạm Thiên do hai vị Thánh Tăng Siggava và Candavajji thỉnh cầu xuống cõi nhân loại để chấn hưng Phật giáo. Vì hai vị Thánh Tăng này không có mặt không kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất nên Chư Tăng giao nhiệm vụ trên cho nhị vị. Ngài Tissa giáng sinh xuống cõi được 7 tuổi thì Trưởng lão Giggava tế độ cho xuất gia sa di và dạy Phật pháp căn bản. Lúc hai mươi tuổi, Ngài Candavajji cho thọ cụ túc giới và dạy Tissa những giáo lý cao siêu. Không bao lâu Ngài am tường Tam tạng và đắc quả A La Hán, với tuệ phân tích. Khi ngoại đạo lộng hành trong Phật giáo, Tăng già bất hòa nhau vì những vị chơn chánh không chịu làm lễ Bố Tát với những tu sĩ ngoại đạo, vua Asoka phái nhiều phái đoàn thỉnh cầu Ngài ở núi Adhoganga ra chấn hưng Phật giáo và làm chủ tọa kỳ kết tập kinh điển lần thứ ba. Cách thức kết tập kinh điển kỳ này cũng giống như hai kỳ trước nhưng có một vài điểm khác nhau. Ngài chủ tọa cuộc kết tập nêu ra những quan điểm và tri kiến sai lầm của các bộ phái qua ba trăm vấn đề về giáo lý. Ngài dựa vào bộ phái gốc Theravàda để bác bỏ các luận cứ sai lạc đó, và cho kết tập vào bộ Kathàvatthu của tạng Vi Diệu Pháp-Abhidhamma.

Ðiều chúng ta nên lưu ý ở đây là trong hai kỳ kết tập Tam tạng đầu, chư vị A La Hán chỉ ghi bằng ký ức và truyền miệng thôi, nhưng có giả thuyết cho rằng trong lần kết tập kỳ này, Tam tạng bắt đầu bắt đầu ghi chép bằng văn tự Pàli.
[theo W.Rahula, History of Buddhism in Ceylon].
Tuy nhiên giả thuyết này chưa được đa số các nhà nghiên cứu về Phật học chấp nhận.

144-Vua Asoka Tài trợ Kinh phí.

Các chi phí trong cuộc kết tập được Vua Asoka hoàn toàn tài trợ cho chư Tăng.

145-Kết tập Kinh điển Lần thứ 5.

-Nguyên nhân:
Phật lịch 2404 nhà vua Mindon cho xây một tượng Phật đứng to lớn trên đỉnh núi Mandalay, ngón tay của tượng Phật trỏ xuống thành Mandalay và tượng Ðại Ðức Ànanda quỳ chấp tay. Việc làm của vua như vậy chứng minh huyền thoại của người dân Miến Ðiện, vì họ tin rằng ngày xưa Ðức Phật và Ðại Ðức Ànanda có ngự đến núi này và Ðức Phật có một tiên tri rằng ngọn này về sau sẽ trở thành một thành phố hưng thịnh. Xây dựng xong, nhà vua đặt tên tượng Phật là Javeyattau. Sau đó, vào năm Phật lịch 2407, vua cho tạc thêm một tượng Phật nữa trên núi. Vua và Chư Tăng muốn cho kinh điển của Ðức Phật thống nhất và để bảo quản lâu dài. Cho nên kỳ kết tập này ra đời.

-Niên đại, địa điểm, thời gian vị chủ tọa và người bảo trợ: Niên đại kết tập kỳ này, nếu tính theo Tây lịch là vào năm 1871. Chư Tăng chọn thủ đô Miến Ðiện là Mandalay làm địa điểm kết tập.
Thời gian kéo dài 5 tháng. Vị chủ tọa kết tập kinh điển lần thứ 5 này là Trưởng lão Pong Yi Sayadaw và có 2400 Chư Tăng tham dự. Vua Mindon là người bảo trợ cuộc kết tập kinh điển.

-Phương pháp kết tập:
Cách thức kết tập kinh này cũng tương tự như những kỳ kết tập trước. Các vị Thánh Tăng như Ngài Jàgaràbhivamsa, Narindàbhidhaja, Sumangalasàmi cùng 2400 vị Chư Tăng đọc lại Tam tạng kinh điển. Ðặc biệt sau kỳ kết tập này, tất cả Tam tạng được viết trên 729 phiến đá cẩm thạch, mỗi phiến đá cao hơn 1 thước rưỡi và rộng non 1 thước tây, khắc chữ đầy cả hai mặt.
Luật tạng gồm có 101 phiến đá. Kinh tạng khắc trên 520 phiến, và Luận tạng khắc trên 108 phiến đá cẩm thạch. Tổng cộng 3 tạng là 727 phiến. Phần chú giải của Tam tạng thì khắc trên 1774 phiến đá khác. Tất cả được vua và Chư Thánh Tăng đem tôn thờ tại tháp Mahalokamarakhin và tháp Candamunì. Có thể nói đây là một công trình tiến bộ nhất của Phật giáo Trưởng lão bộ.

146-Những Bia đá Lịch Sử.

Nhờ công đức của vua Asoka (phiên âm là A Dục) đã trồng những trụ đá, ghi rõ từng Thánh tích và ra công, ra của khuyến khích bảo trợ, việc Kết tập kinh điển lần thứ ba tại Pâtaliputrâ thủ đô lúc bấy giờ.
Việc kiết tập do Thánh Tăng Moggaliputta tuyển chọn 1000 vị Cao Tăng thông suốt Tam Tạng và Ngài chủ tọa suốt chín tháng. Vua Asoka còn cho thanh lọc, một số ngoại đạo trà trộn trong Tăng đoàn, nhằm phá hoại Phật Giáo, bắt những kẻ này hoàn tục và đuổi đi.

Lúc vua Asoka lên trị vì, người ta gọi là Ác vương. Khi vua cha là Bindusara băng hà, ông là Phó vương vùng Tây Bắc Ấn, đem quân về giết sạch 99 người em khác mẹ, chỉ chừa người em cùng mẹ là Tissa, rồi lên ngôi vua trước TL.329 năm.
(sau đức Phật nhập Niết Bàn hơn 200 năm).
Vì các quan không phục và dân chúng oán ghét, cho nên mãi sáu năm sau ông mới làm lễ đăng quang. Kinh đô lúc bấy giờ là Pâtaliputrâ (Thành đô Hoa Thị). Khi lên ngôi ông rất háo chiến và hay sát hại người, Cho nên bấy giờ dân gọi ông là Ác vương. Ông đem quân đánh chiếm nhiều nước như Ganja, Thàna, Pùri, Mysore, Hyderabad, Bhopal, Bihar, Nepal, Afghanistan, Kasmir... Đến khi đánh chiếm đến xứ Kalinga, bây giờ là tiểu bang Orissa. Chỉ trong cuộc chiến này, hàng trăm ngàn người bị giết. 150,000 người bị bắt làm tù binh khổ sai. Cảnh thê lương tang tóc tràn lan khắp nơi, con mất cha, vợ mất chồng, dân chúng khóc gào chấn động đến tim gan ông.

Khi ngựa ông bước xuống dòng suối, thấy nước đầy máu đỏ tanh hôi và thây người còn hôi thối ngổn ngang. Ông ân hận thề không làm đổ máu ai nữa. Ông ghê tởm chiến tranh, ông ghê tởm chinh phục bằng gươm giáo. Vì bánh xe ông đi, đã tắm máu đào trên chục vạn xác chết vô tội!

Ông là người theo Ấn Giáo, hay nghe lời các Giáo sĩ Bà la môn, khi cúng tế giết hại loài vật rất nhiều, để cúng tế thần linh. Trải qua thời gian sau, gặp được một vị Thánh Tăng Samudda.

Nguyên vua Asoka còn là Ác vương, có cho làm cảnh Địa ngục Bồng Lai để gạt người vào đó, bắt hành hình như cảnh địa ngục.
Thầy Sa Di Samudda mới tu, không biết đó là cảnh địa ngục trần gian. Nhân đi ngang qua cảnh Địa ngục Bồng Lai, thấy cảnh đẹp như cõi Tiên, có hoa, có cây bóng mát. Vì mệt mỏi, Thầy dừng chân, ngồi trên băng đá cạnh gốc cây nghỉ mệt. Bọn ngục tốt liền chạy ra bắt Thầy, đem vào địa ngục trần gian để hành hình. Thầy liền xin trưởng ngục cho Thầy trở ra, vì Thầy không biết. Nhưng hắn nói:
-"Ai đã vào đây thì không trở ra được, chỉ có con đường duy nhất là chết bằng nhiều cách như cối xay, cối giả, chảo dầu sôi, cưa cắt dọc thân, ôm cột đồng nung đỏ v..v..."
Thầy Samuddha liền khẩn khoản:
-"Thưa quan Giám ngục, tôi tu hành chưa bao lâu còn nhiều kém cõi. Phật dạy thân người vốn quý, nếu mất khó phục hồi lại được. Cho nên, tôi xin quan Giám ngục cho tôi được hoãn lại bảy ngày nữa, để tôi tu hành thêm rồi hành hình cũng không muộn".
Giám ngục Ginka nghe xong bằng lòng. Cảnh chết đang chờ, Thầy quyết tâm thiền quán và nhập định, đắc được đạo quả A la Hán.

Đến ngày thứ tám, Giám ngục kêu ngục tốt bỏ Thầy Sa Di Samudda vào chảo dầu, rồi nổi lửa lên đốt. Nhưng chảo dầu không sôi mà vẫn thấy Thầy ngồi Thiền với dung sắc tươi tốt và hoan hỷ. Hay được tin lạ chưa từng có, vua Asoka bước vào ngục tốt để xem hư thực. Bổng Thầy Samudda bay bổng ngồi trên không trung.

Vua kinh hãi nghĩ rằng:
-"Thầy Tỳ kheo này cũng thân xác như ta, sao lại có phép mầu như thế?"
Vua Asoka liền yêu cầu Thầy giải thích rõ những phép mầu này. Ngài thuyết cho vua Asoka nghe một thời pháp, làm chấn động tinh thần vua, đi sâu vào tâm thức vua. Vua bừng tỉnh hồi đầu phục thiện và quy y Tam Bảo. Thầy kể về tiền thân vua lúc hơn 200 năm trước, đức Phật đã ấn ký cho vua, và cho biết vua sẽ dựng 84,000 Bảo Tháp thờ Xá Lợi Phật, hỗ trợ công việc hoằng dương Chánh Pháp. Rồi khuyên vua nên bỏ ác làm các việc lành, để tạo nhiều công đức cõi Thiên cung. Khi nghe rõ như vậy, Asoka thành tâm sám hối và nguyện trọn đời quy y Tam Bảo, phụng sự đạo pháp và phụng sự toàn dân trong vương quốc.
Từ đó về sau vua trở thành một Phật tử nhiệt tâm và thuần thành.
Lúc đó dân chúng gọi vua là Thánh vương Asoka.

147-Tổng kết Cuộc Đời Vĩ Đại của Đức Thế Tôn.

Giữa thế gian nầy, hay trong thế giới nầy sẽ không có đủ lời và từ ngữ để tán thán đức Như Lai.
Bởi vậy cho nên, trong phần tổng kết nầy, Trangphattu chúng tôi chỉ nói được 1 lời như vậy thôi!

TRANGPHATTU.

[HẾT]
Trở về Trang đầu

1 nhận xét:

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN