-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

20 thg 1, 2010

THẦN THÔNG-LẠC GIÁO

神通-落教


,KHEN AI KHÉO
đặt tên cho thầy là Th.Thông-Lạc.
,Chính vì thích Thông thái, thích an Lạc mà đã cản trở thầy trên đường đến đích giải thoát.

,Vốn đã từng tu thiền theo đường lối của HT. Th.Thanh-Từ; mà căn bản, cốt lõi là chuyên tâm từ bỏ, từ bỏ để rồi "không có sự vật gì"; với sự siêng năng chăm chú, thầy đã đến cảnh giới thiền Không khá dễ dàng.
,Nhưng sau đó, thầy quán sát về các pháp xuất thế cũng như các việc thế gian, thầy đã thấy không rõ ràng. Nhờ vậy, thầy biết những lối ta đi xưa nay, chưa thật đúng con đường. Thầy bèn tìm đến với Kinh Tạng Phật Giáo Nguyên Thủy và may mắn, sung sướng thay, thầy đã tìm được câu trả lời ở đó. Từ đây, thầy đã biết khá rõ và căn bản về con đường thầy cần phải đi.

,Tuy nhiên, do muốn mau chóng thực hành, nên thầy đã không đủ thời gian để đọc hết bộ
ĐẠI TẠNG KINH;

và khi đó, dường như thầy cũng chưa biết gì về:
VI DIỆU PHÁP;

mà khi muốn học để hiểu về Luận Tạng nầy thì cần phải có các nhà sư Phật Giáo Nguyên Thủy có trình độ uyên thâm thuyết giảng.
,Ngay cả quyển sách tóm lược, khái quát về Tạng Luận là cuốn:
VI DIỆU PHÁP
—Nhập Môn
;

thì thầy cũng chưa đủ duyên để đọc.
,Do vậy, với thầy, con đường vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ, thông suốt.

,Trong lòng thầy đã từng ôm ấp, nung nấu, mang nặng một kiến chấp; đó là kiến chấp về
Vấn Đề Chay Mặn.

,Thầy đã nghĩ rằng:
,-Giáo Lý Nguyên Thủy của chính Đức Phật thuyết vẫn còn một khiếm khuyết ấy.
—Tâm Nghi được nuôi dưỡng.
—Tâm Sân vi tế tương ứng được nuôi dưỡng.
—Đức tin trong sạch vào Chánh Pháp chưa được thành tựu.


,Lại nữa, đã quá khao khát được chứng Thiền, được chứng Thánh, được chứng Đạo, được có Minh, có Thông; nên tâm Tham vi tế được nuôi dưỡng, không dễ gì đoạn tận.
(Mà tâm vi tế còn khó nhận biết để loại bỏ hơn tâm thô rất nhiều lần!)

,Hơn nữa, vì tuổi đã cao, thầy cảm thấy đáng phải thực hành gấp rút.
,Thầy nghĩ:
,-Mình đã biết con đường căn bản qua:
KINH SA MÔN QUẢ;

nên không nhất thiết phải tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi thêm gì nữa cả.

,Mang theo hành lý kể trên, thầy thu xếp công việc, rồi vào nhập thiền.
,Khi nhập thiền, nhờ đã quen tác ý để "không có sự vật gì", nên thầy khá dễ dàng tạm bỏ các hành lý xuống.
,Với công phu đã từng tu tập từ trước, với con đường định hướng, thầy nhanh chóng vào đến Tứ Thiền.
,Tại đây, hơi thở dứt.

,Tại đây, là một bước ngoặt quan trọng.
,Qua Kinh, thầy biết một kinh nghiệm sinh tử; đó là:
,-Tại Tứ Thiền, nên hướng tâm đến Tam Minh, Lục Thông, chứ không nên lên các tầng thiền khác nữa; vì càng lên sẽ càng khó và cuối cùng muốn đến Diệt Thọ Tưởng Định cũng hoàn toàn không dễ.
,Do vậy, từ Tứ Thiền, thầy hướng tâm tới Tam Minh.

,Tiếc thay, thầy đã chủ quan một điều!
,Thầy không biết, là còn các vi tế Tham, vi tế Sân và Nghi vẫn đang ngủ ngầm, còn ẩn kín trong Tâm.
,Đó là Phiền Não, là Cấu Nhiễm.
,Vì vậy, Định mà thầy đạt được từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền kia, vốn không phải là Chánh Định của bậc Thánh.
,Mà, chỉ có Thánh Định mới có thể hướng tâm tới Tam Minh.
,Kinh dạy:
,-"Với tâm định tỉnh, thuần tịnh, Không Phiền Não, Không Cấu Nhiễm, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản...Tỳ Kheo dẫn tâm, hướng tâm đến các Trí Tuệ...".

,Do tâm còn phiền não, còn cấu nhiễm, nên tâm không thật nhu nhuyến, không thật dễ sử dụng, không thật vững chắc, không thật bình thản, mà thầy Thông-Lạc đã vội hướng đến tam minh. Thầy đã quán sát được nhiều thứ, không thuộc minh, nhưng thầy đã cho đó là minh.
,Rồi tâm hoan hỷ, cảm thấy sung sướng, hưng phấn khởi lên, thầy ra khỏi thiền ấy một cách tự nhiên.
,Khi xuất khỏi thiền, thầy đã quán sát lại tất cả những minh trên và như cảm thấy sáng suốt, rõ ràng vô cùng.
.......

Mời Đọc
THẦN THÔNG-LẠC GIÁO
(tiếp theo)



TRANG PHẬT TỬ

14 nhận xét:

  1. Anh bạn Nam tông này tâm sân hận vì Đức phật dạy không sát sinh mà lại cổ vũ ăn thịt, tội ăn thịt khồng chỉ thể hiện đức kém hiếu sinh mà còn thể hiện tội trộm cắp sinh mạng của chúng sinh. Muốn bình luận về thầy Thông Lạc thì trước tiên giữ nghiêm túc 5 giới của cư sỹ đi nhé.

    Trả lờiXóa
  2. LỜI HỒI ÂM:

    Có phải bạn đang băn khoăn về
    Vấn Đề
    CHAY—MẶN
    ?
    thì đây thay lời đáp vậy!

    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa
  3. Dù bạn Trang có phản biện thế nào thì một đệ tử của phật thích ca lại tuỳ thuận chấp nhận ăn mận là ko chấp nhận được.
    Thứ nhất không một con vật nào bị giết lại kêu lên rằng tôi vô cùng hạnh phúc cả. Một ngừoi đi tu đê hướng tâm đến toàn thiện , có tâm từ bì chắc chắn sẽ không thể nuốt được máu, nước mắt và sự đau khổ của chúng sinh
    Thứ hai. Trong thời đại này rất dễ dàng tìm được các thực phẩm chay tịnh thay cho thực phẩm từ động vật. Bản thân tôi làm kinh doanh mà vẫn giữ được trường chay. Vì thế ăn chay nếu không phải là đại thiện pháp thì ít nhất các đệ tử của đức phật cũng nên làm gương cho chúng sinh về lòng từ bi và kiểm soát được cái dục ăn uống
    Thứ ba. Về ăn chay ngày một bữa, ngủ năm giờ, giữ hạnh độc cư ... Một cách trọn vẹn Trang sẽ không cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ nữa vì lúc đó một phần lớn dục thô lậu đã được kiểm soát

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn bạn vietviews đã ghé lại thăm TRANG và tiếp tục viết lời bàn.
    Sau đây, Trang có lời hồi âm qua vài đoạn cần thiết đã trích dẫn.

    Bạn nói:
    "...một người đi tu...có tâm từ bi chắc chắn sẽ không nuốt được máu, nước mắt và sự đau khổ của chúng sinh".
    Trước hết nói về chữ máu.
    Nếu là vậy, thì con bò nó có đức từ bi hơn hẳn tu sĩ như thầy Thông Lạc rồi; phải ý bạn là vậy hay không?
    Nơi món ăn của chúng tôi, không có
    nước mắt và sự đau khổ của chúng sinh;
    bởi chúng tôi chỉ ăn các vật thực do tín chủ dâng lên một cách tùy hỷ, hoan hỷ!
    Nếu ý nói rằng, tín chủ làm ra vật thực ấy là lao nhọc; thì chẳng lẽ tín thí làm ra món ăn chay là không phải lao nhọc sao?
    Cho nên, ăn chay hay ăn mặn, đều không làm được tấm gương về lòng từ bi.

    Tiếp đây nói về sự
    kiểm soát được cái dục khi ăn uống.
    Bạn nghĩ gì, khi một người uống sữa tham lam, ưa thích với sữa; và một người ăn bữa ăn thông thường chỉ vì nuôi mạng sống mà không hề ưa thích nó?

    Về ngủ và độc cư,
    thì bạn cứ thực hành nhé; bởi thực hành mới có giá trị, chứ nói cường điệu sẽ không có mấy giá trị.

    Hãy đọc nhiều các bài Post trên trang nầy và có liên quan.
    Điều ấy sẽ giúp cho bạn nhiều hơn và bạn sẽ viết những lời bình hợp lý hơn.

    TRANG-PHATTU.

    Trả lờiXóa
  5. Hãy cùng tu hành và đến đích nhé bạn Trang
    Và đừng bao giờ coi những ngừoi ăn chay như một con bò
    Nếu như không thể không ăn thịt chúng sinh được, hãy chắp tay lại và xin lỗi chúng, mỗi miếng thịt được đem làm thực phẩm trên bữa ăn đều trực tiếp hoặc gián tiếp tước đoạt đi một mạng sống của chúng sinh rồi.
    Hãy cứ làm theo truyền thống của bạn vì đó là quyền của bạn nhưng đừng bao giờ tuyên truyền về việc cứ ăn thịt đi chỉ cần bạn ko tham vào miếng ăn đó, ko biết, ko nghe và ko thấy. Điều này cũng giống như ngoài đời nhiều người đi ngoại tình nhưng bảo tôi ko cướp vợ cướp chồng mà tôi chỉ mươn vợ, mượn chồng và quan trọng nhất là cũng không ai nhìn, ko ai thấy và ko ai biết.
    Dù sao tôi cũng ko muốn tranh luận nữa, vì bản thân tôi là cư sỹ phật giáo, chưa đi tu, nhưng cũng cảm thấy nếu sống được trọn vẹn là cư sỹ tại gia như Thầy Thông Lạc dạy cũng quá khó rồi
    Xin bạn thứ lỗi nếu bạn thực sự là một vị tăng chân chính

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn vietviews thân mến!

      Bạn lại nói sai và nhiều mà không tự biết.
      1. Chúng tôi không coi những người ăn chay như một con bò, mà chỉ so sánh
      -công đức ăn chay của con bò với người ăn chay,
      và thấy nó có công đức hơn!
      Những công đức như từ bi hay trí tuệ, nếu có được nhờ ăn chay, thì rõ ràng con bò phải lớn hơn con người rồi!
      2. Bạn lại ví dụ về
      "không biết, không nghe và không thấy"
      một cách rất sai lạc, khôi hài!
      Người ăn tùy thuận, dù là món ăn mặn; là
      TỰ CHÍNH MÌNH
      "không thấy, không nghe và không nghi"
      (chứ không phải đợi người khác thấy, nghe hay biết)
      Còn kẻ ngoại tình, thì tự kẻ ấy đã thấy rõ, nghe rõ, biết rõ chứ đừng nói chi là nghi hoặc!

      Trang không trách lắm về sự hiểu biết sai lầm và cạn cợt của bạn, bởi Trang biết rằng:
      -chính thầy Thông Lạc đã dạy cho bạn cùng bao nhiêu người những điều cạn cợt-sai lầm ấy.
      Lại không được các vị Thiện Trí Thức chỉ ra cho, nên cả thầy và trò đều ôm mãi mà không tự biết mà thôi!

      Bạn chỉ có lỗi với người khác khi thô lỗ.
      Nhưng bạn luôn có lỗi với chính bản thân mình, khi ôm mãi những điều cạn cợt-sai lầm, mà không biết tiếp thu về sự tiến bộ!

      Thân mến!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Khỏi phải nói, mình mới học Phật Pháp mới 2 tháng nhưng mình không thể hiểu vì sao nhai miềng thịt trong miệng mà không thấy không nghe không nghi được. Lạ quá!

      Xóa
    3. LỜI HỒI ÂM
      gởi bạn!

      Bạn Thanh Le thương mến!
      Không riêng gì bạn, mà nhiều người ở đời cũng như các tu sĩ ngoại đạo hoặc như môn đồ của phái Đại Thừa phi Phật Giáo đều cảm thấy "Lạ Quá" như bạn vậy.
      Thật ra, chỉ vì bạn chưa thật hiểu đúng về cụm từ "Không Thấy, Không Nghe và Không Nghi" mà thôi à.
      Khi nhận và thọ dụng vật mặn như thịt chẳng hạn, thì vị Sa Môn-Tu Sĩ chân chánh theo chánh pháp, chánh phái sẽ chỉ nhận những món nào đủ "3 Không" kể trên.
      Khi đó, với vật phẩm từ sinh vật ấy:
      1. Vị ấy Không Thấy người ta giết sinh vật kia, vì vị ấy chỉ nhận đồ đã chín, đã làm rồi từ trước.
      2. Vị ấy Không Nghe tiếng kêu của sinh vật kia khi nó bị người ta giết thịt.
      3. Vị ấy Không Nghi vật phẩm mà mình nhận được là do người ta vì để cúng dâng cho mình mà họ đã sát hại sanh vật.


      Bây giờ, đã thật hiểu nghĩa 3 Không nói trên rồi, bạn thấy vị Sa Môn chân chính có phạm giới, phạm tội hay phạm lỗi lầm khi dùng đồ Mặn hay không?
      Cao hơn, ưu thắng hơn nữa, là vị ấy chẳng những thọ dụng đủ với 3 Không, mà còn là 4 Không.
      Với Không gì là ưu tú?
      Ở đây, khi thọ dụng dù là món ăn gì, dù là Chay hay Mặn, vị ấy Không Khởi lên lòng Tham đám, Ưa thích hay Ghét bỏ, mà vị nầy chỉ thọ dụng tùy duyên, tùy thuận sự cúng dường của thí chủ, cốt chỉ để duy trì sanh mạng, để tiến tu, hoàn thành phạm hạnh.
      Như vậy, bạn thấy vị Sa Môn thọ dụng vật phẩm như thế là đáng tán thán hay đáng bị nghi ngờ, bị chỉ trích?

      Mến thương nhiều.
      Mong bạn thường ghé lại thăm TRANG.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  6. Trang thấy ăn thịt theo truyền thống của bên bạn mà ok thì bạn cứ tự nhiên. Kể cho bạn câu chuyện này
    Sếp hỏi nhân viên, mày có biết bơi ko? Nhân viên bảo, e ko biết bơi. Sếp bảo , vậy chú em ko bằng con chó nhà anh. Nhân viên hỏi lại sếp, thế a có biết bơi ko? Sếp tự hào, a biết bơi chứ. Nhân viên mới bảo, thế anh giỏi hơn con chó nhà e
    Dù sao thì bạn vẫn ăn thịt, còn tôi sẽ cố gắng ăn chay vì dù đọc các phan tích của bạn tôi vẫn thấy áy náy vì gián tiếp mang lại cái chết cho chúng sinh

    Trả lờiXóa
  7. Đừng bao giờ ăn phóng dật nhé các bạn. Ai là nhà nông mới biết rõ 1 hạt gạo làm ra thì giết bao nhiêu sinh vật. Từ đốt đồng, bôm nước, xịt thuốc, giết sinh vật ngoại lai..... ai có lòng tư bi thì mới biết quý trọng thức ăn, ai có lòng từ bi thì mới biết tiết kiệm thức ăn... nếu chay 100% thì rõ ràng fải uống sữa và ăn vặt thì rất là ko nên vì còn biết bao người đói khổ hơn chúng ta... nếu ăn chay dc mà sống ko phóng dật thì cũng tốt thôi và nên nhớ đừng ăn nhiều cơm vì 1 hạt gạo làm ra đánh đổi có thể>= 1 sinh mạng vật

    Trả lờiXóa
  8. Nếu chúng ta khất thực thì không nói, chúng ta đi chợ mua thịt về ăn là tuyệt đối không!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LỜI HỒI ÂM
      gởi bạn Thanh Le!

      Cảm ơn bạn đã ghé thăm TRANG và viết lời cùng chia sẻ. Tuy nhiên, 2 câu bạn viết không được rõ nghĩa nên Trangphattu có đôi điều muốn hỏi bạn để rõ hơn.
      1. "Chúng Ta" theo ý bạn là những ai, thưa bạn?
      2. "Tuyệt Đối Không" theo ý bạn là Không gì?
      3. Và bạn đoán xem, nếu một vị xuất gia hoàn toàn thanh tịnh về Giới, không có tiền bạc, thì lấy gì để mua thịt?
      Hy vọng những điều thắc mắc hợp lý nêu trên sẽ được bạn vui lòng giải đáp.

      Mến thân.
      TRANGPHATTU.

      Xóa

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN