-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

20 thg 2, 2013

TƯỞNG NIỆM 1 BẬC HIỀN NHÂN


TRÊN NƯỚC VIỆT NAM,
trong 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì mùa Xuân là mùa đẹp nhất; và trong cả mùa Xuân, ngày đầu năm mới được xem như là ngày đáng ghi nhớ nhất; bởi vì, ví như ngày mồng 1 Tết luôn là ngày đầy nỗi niềm ước ao, háo hức, trông chờ...; với hy vọng vươn tới tương lai của muôn người dân nước Việt.
,Trong những ngày giờ tươi đẹp ấy, một bậc Hiền Nhân đã ra đi; để lại trong chúng tôi nỗi niềm thương yêu và tấm lòng hoài niệm.
,Một ngày đầu Xuân năm nay, thầy
Th-Thông Lạc; Viện Chủ Tu Viện Chơn Như
đã từ giã cõi thế nhân, khép lại một kiếp sống tu hành nhiều đạo hạnh mà cũng đầy sóng gió, gian truân.

,Trong giới tu sĩ theo Đạo Phật thời nay, thì thầy là một người hiếm có và thật xứng đáng để gọi Ngài là 1 bậc Hiền Nhân; vì Ngài một lòng quyết chí tu hành hướng về giải thoát-giác ngộ, quyết tâm vượt khỏi vòng sinh tử.
,Thầy là một bậc Chân tu, một Sa Môn thật sự; là vị xuất gia biết tôn trọng-giữ gìn Giới Luật, và cũng là một trong số những người có công phu tu thiền cao nhất. Với đạo hạnh nầy, cùng với nếp sống một đời giản dị, thanh bạch; Người đủ xứng đáng để làm tấm gương cho hàng tu sĩ Phật Giáo, dù đó là hàng sơ cơ hậu học, cho đến hạng bạc đầu được tôn xưng là tôn túc-trưởng lão!

,Về phía chúng con, những người Phật Tử trung lập, lấy Giáo Tạng nguyên thủy làm y cứ trên bước đường tu nhân-học Phật. So với thầy, dù về tuổi đời hay tuổi đạo; thì chúng con vẫn là hàng sanh sau, học muộn. Tuy không thừa nhận Người dự vào hàng Đại Thánh, hoặc là đã giải thoát-giác ngộ, hay là bậc thành tựu trí tuệ ưu thắng...; nhưng chúng con vẫn thừa nhận Ngài là người có nhân cách lớn, là một tấm gương sáng về đạo đức; về nếp sống thanh bạch, giản dị; về sự cố công tu hành và chấp trì Giới bổn, mà giữa cõi đời người không dễ tìm ai có được.
,Bởi vậy, dù đã ra đi; đối với chúng con thầy vẫn sẽ là một lời an ủi, một nguồn động viên sách tấn trong nghiêm nhật.
Người vẫn luôn có giữa tâm hồn của chúng con, bằng sự giao cảm thiêng liêng; trong trái tim mộ đạo, hướng cõi lòng về sự an tịnh, xả ly-từ bỏ, tất cả những gì giữa cuộc đời đầy giả dối và tạm bợ.

,Ngài làm được 1 người xuất gia trọn vẹn.
,Trong suốt cuộc đời tu Đạo, thầy đã xứng đáng làm người tu sĩ chân chánh với nhiều sự tinh tấn, nỗ lực; và cho đến khi chết, thầy đã ra đi xứng đáng với tư cách của 1 bậc Thiền giả: nhẹ nhàng, tỉnh mịch, không ồn ào xáo động quần chúng. Sự sống của thầy đã đáng là tấm gương cho nhiều người cùng soi, cùng học tập; mà cái chết của Người còn đáng để làm mẫu mực, cho bất kỳ ai từng khoát lên chiếc áo Ca-sa để tu đạo thanh liêm!

,Thời nay, giới tu sĩ mang danh Phật Giáo thật quá nhiều sự thối hóa, giả dối và phức tạp.
,Họ đã lợi dụng lòng mê tín, dễ tin và sự ít hiểu biết về Chánh Pháp của Đồng Bào cũng như người Phật Tử để mượn đạo tạo đời.
,Trọn một đời sống tu hành chẳng ra gì mà miệng lưỡi họ thì quen nói lời cao vọng, khoác lác, chuyên mượn lời khuôn sáo đạo đức...
,Trọn một đời sống với nhiều tạp sự, lăng xăng, huyên náo...; mà họ vẫn trưng bài
,-"Thiền Viện, Tịnh Xá..."!
,Trọn một đời sống lợi dụng tài sản của người Phật Tử, và quá nhiều sự phiền hà đến đàn na thí chủ; mà họ vẫn khoe là giáo đạo-độ đời, là
THUYẾT PHÁP ĐỘ SINH;

là làm lợi lạc quần sanh, là thừa hành
BỒ TÁT HẠNH!...

,Giữa thực trạng ấy, thì 1 bậc như Ngài đã đáng cho chúng con gọi là bậc Hiền Nhân, dù cho Người chưa là vị Đại Thánh Nhân.

,Thầy ơi! Người có nhớ không?
,Ngày xưa, đã có khi Đức Phật nói với các vị Sa Môn theo mình rằng:
-Một người, dù luôn đi theo gót Ta, nắm lấy chéo áo Ta, cũng chưa chắc đã gần bên Ta!
,Nhưng ngược lại, có người ẩn cư trong rừng sâu, an trú trong Giới Luật và chuyên tu tập Thiền pháp; thì dù không gặp mặt, mà người ấy vẫn luôn ở cạnh bên Ta!


,Cũng như vậy!
,Những đệ tử của thầy xưa nay,
trừ những người Phật Tử-Cư Sĩ có thái độ-tư cách trung lập;
thì còn lại, những kẻ theo gót thầy, nắm lấy chéo áo của thầy; lâu nay quen thói nương hưởng theo danh vị của thầy, đều không có ai thực gần bên thầy cả!
,Chúng con nhận ra điều ấy rất rõ, khi họ xuất hiện và viết lên trên Trangphattu; với đa phần là dùng những lời cạn cợt, tối nghĩa; mà lại thừa lời hàm hồ, trí thức giả; để thể hiện rõ là hạng kém cỏi, tầm thường, nói như kiểu con vẹt; mà cứ tự cho mình như là hạng thể nhập, liễu đạt, uyên bác...
,Họ lầm tưởng rằng:
,-Hễ đang làm đệ tử của thầy, thì người khác sẽ xem mình như là lớp người có
,"đại trí tuệ, siêu đạo hạnh, cao thiền chứng"...

,Bằng chứng đã xảy ra nơi thầy vừa yên nghỉ.
,Út Diệu Quang, lâu nay ở cạnh bên thầy, đã từng thay thầy thuyết ra bao nhiêu lời pháp cao thượng; từng chỉ trích, lên án tà giáo-ngoại đạo...; thì nay, chỉ trong thoáng chốc đã nối đuôi theo gót chúng!
,Dù vậy, Út Diệu Quang là người có nết xấu nhưng tâm địa thì không hẳn tệ. Các Ni Cô-Nữ đệ tử của thầy cũng đáng khen, đáng thương, đáng nể.
,Nhưng còn cái lớp kia, quen thói tưởng mình là thiền giả, là nhân đức, là đại trí...; thì dù nết không tệ, nhưng so với Diệu Quang thì tâm địa còn u uẩn hơn nữa đó!
,Rồi đây, họ sẽ lần lượt thể hiện ra cho mọi người cùng thấy rõ.

,Thầy ơi! Người có biết không?
,Ngược lại, chúng con không thường ở cạnh bên Người. Đôi khi, chúng con còn dùng lời chỉ trích những điểm tối kỵ của Ngài nữa.
,Nhưng nay, ở trên hư không ví như thầy nhìn xuống cõi đời bạc nhược; sẽ nhận ra một điều mà trước đây thầy không ngờ đến:
,Rằng, chúng con; những người viết lên
—TRANG PHẬT TỬ
mới thật là những người thường ở cạnh bên Người mà chưa từng cách biệt bao giờ!!!

TRANGPHATTU.

27 nhận xét:

  1. Cầu mong cho đạo phật nguyên thủy mãi là nguyên thủy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm gì còn Phật giáo nguyên thủy ngày xưa nữa chúa nào chẳng có tài khoản ngân hàng. Ngay chúa nguyên thủy ở Tây Ninh cũng có tài khoản quyền tiền kia

      Xóa
  2. Cảm ơn bạn đã có lời cùng chia sẻ.
    Tuy nhiên, lần nầy thì điều cầu mong của bạn là quá lớn và sẽ không thành tựu.
    Đạo Phật đã không còn tánh Nguyên Thủy từ vài ngàn năm qua rồi.
    Thời nay, trừ Chánh Tạng Phật Giáo, thì Đạo Phật chỉ còn cái danh Nguyên Thủy mà thôi.

    Chúc cho bạn hưởng được phúc lành với một nỗi cầu mong Thánh Thiện trong đời.

    Thân mến!
    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa
  3. Uh... chắc là vì cuộc sống bây giờ khác với cuộc sống ngày xưa. Với lại phong tục tập quán của người ấn khác với người việt nam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Tran Nhan thân mến!

      Nếu kể Đạo Phật từ thời Nguyên Thủy-sơ khai, cho đến ngày nay đã quá nhạt phai; thì phải kể đến cả 1 quá trình dài trải qua ngót 2.000 năm lịch sử.
      Bài viết:
      ĐẠI THỪA-TIỂU THỪA
      đăng trên TRANG, đã tóm lược về sự kiện đó.

      Đạo Phật thoái hóa, trước hết là do hàng tu sĩ thối hóa và tiếp theo là Tăng đoàn phân hóa;
      chứ cuộc sống không phải là nguyên nhân chính.

      Dù vậy, bạn nói vẫn đúng, là
      cuộc sống bây giờ khác với cuộc sống ngày xưa.
      Đúng vậy!
      Cuộc sống bây giờ khắc nghiệt hơn mà lại dễ ô nhiễm hơn xưa.

      Với lại phong tục tập quán của người Ấn khác với người Việt Nam.
      Điều đó tất nhiên rồi!
      Là dân Ấn Độ thì sẽ dễ hiểu Giáo Pháp hơn người dân các xứ, đó là lợi thế về ngôn ngữ.

      Chúc bạn an vui!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  4. Zậy admind cho toi hoi them nhe.
    Tôi nghe người ta nói nhiều về sơ quả tudahoan gii đóa. Vậy phật tử tại gia có chứng đc quả đó ko

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn thân mến!

      Sơ quả Tu Đà Hoàn, hay còn gọi là quả Dự Lưu; có nghĩa là dự vào dòng Thánh, là Thánh quả đầu tiên trong 4 quả vị của bậc Thánh Nhân.
      Người Phật Tử tại gia có thể chứng được quả vị ấy!

      Điều kiện tiên quyết để cho một người có thể chứng nhập vào quả vị Dự Lưu-Tu Đà Hoàn; là vị ấy đã thành tựu
      LÒNG TIN
      trong chánh tín, tuyệt đối và bất diệt;
      đối với Đức Như Lai-mà hiện thân là Chánh tạng Giáo Pháp của Ngài.
      Đồng thời, người ấy cần
      Thành tựu và viên mãn về Giới Luật
      trong giới vực, giới hạn của mình.

      Thành tựu những điều căn bản và cần thiết nêu trên, thì một người có thể nhập Dự Lưu khi khởi lên Pháp nhãn ly trần cấu; nghĩa là khởi lên sự nhàm chán, ghê sợ; khi thấy được cõi đời là biến hoại, giả dối và tạm bợ.
      Từ đó, Tâm người ấy khởi lên ước muốn và hướng đến sự xuất ly-từ bỏ.

      Ngoài ra, dù chưa chứng nhập quả vị Tu Đà Hoàn; thì một người Phật Tử cũng có thể hướng đến quả Dự Lưu, khi người ấy đủ lòng thương tưởng đến Đức Phật (Thích Ca Mâu Ni), trong Chánh Tín!

      Điều bạn vừa hỏi thật là xứng đáng.

      Thân thuơng!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. -Thành tựu và viên mãn về Giới Luật: là những giới luật nào vậy admind
      -tôi tự nhận thấy giới vọng ngữ là giới khó nhất ở phật tử tại gia. và chắc chắn ít có ai giữ được giới đó. vì nó có liên quan đến
      + lòng tham( tham danh,tham nói và nghe những lời hay ý đẹp...)
      + tính sân(nói dói để hại người...)
      + lòng tốt( nói ra sự thật thì sợ người khác buồn hay nói dói để vừa lòng nhau...)
      + cuộc sống( vì mưu sinh mà thường nói dói(buôn bán,...), vì tình yêu hay vì hạnh phúc gia đình...)

      Xóa
    3. Tu là phải có lòng từ bi sao quí vị hở một tý là nói xấu người khác ,hối Phật tại thế có người đến xúc phạm tới Phật mà Phật ko có phản ứng gì, còn quí vị còn nói từ nguyên thủy như Phật , vậy quí vị suất ngày chửi người ta thế này thế kia , hơn nữa quí vị tư chắc gì đã đúng. Mà giáo pháp của Phật , Phật còn ở noí quí vị có từ cách gì mà quí vị noí người khác. Quí vị còn o bằng những người quí vị chế kia kìa, quí vị bằng miệng hàng cá o chợ hơn

      Xóa
    4. Bài này tui viết cho bạn tự theo thầy Thông lạc nhà mong bạn thông cảm o biết sao tui lại gửi cho bạn mong bạn thông cảm

      Xóa
  5. LỜI HỒI ÂM
    gởi bạn!


    Những Giới Luật mà ngày xưa Đức Phật đã tùy duyên chế định cho các môn đồ-đệ tử, thì có những điều dành cho hàng Tu Sĩ, và có những điều dành cho hàng Cư Sĩ-Phật Tử.
    Như vậy, là có sự khác nhau về cấp độ và số lượng của các Giới điều, tùy theo từng cương vị:
    là Sa Môn-Tỳ Khưu, hay vị xuất gia Sa, Di, hay là Phật Tử-tại gia Cư Sĩ.

    Đối với người Phật Tử hay Cư Sĩ tại gia, thì căn bản là có 5 Giới điều mà người bình thường cần áp dụng; và mở rộng hơn thì có 8 Giới điều dành cho người ưu tú-hướng thượng.
    Về Giới điều chi tiết, trên Trangphattu đã có đăng trong bài Post:
    GIÁO PHÁP
    với Người Phật Tử
    .

    Còn nếu như bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn để biết về Giới Luật của một vị Sa Môn-Tăng Sĩ; thì mời bạn đọc vào trong phần:
    GIỚI BỔN TỲ KHƯU.

    Nói riêng về 5 Giới điều căn bản, ứng với cương vị người Phật Tử-Cư Sĩ; thì sự Khó hay Dễ là
    tùy theo căn tánh-bản năng của mỗi người.
    Trên đời, con người có căn tánh sai biệt.
    Có người nặng về tánh Tham, có người nặng về tánh Sân, có người nặng về tánh Si.
    Có người đắm say Tình ái, có người Tham muốn về Tài vật, có người quen Vọng ngôn-xảo ngữ...v.v.

    Tuy nhiên, bạn nói đúng. Giới về Lời nói có thể là khó giữ nhất, như sự phân tích của bạn. Hơn nữa, Giới về Lời nói có đến 4 chi phần để tạo ra Khẩu Nghiệp.
    Với người không nặng về Khẩu Nghiệp, thì dễ dàng giữ Giới nầy, khi họ chú tâm để luôn có ý thức gìn giữ nó.
    Cũng vậy, mọi Giới điều đều sẽ trở nên dễ dàng hơn; khi con người thấy được mối nguy hại và biết sợ hãi các ác pháp, thấy được sự lợi ích khi giữ Giới và thực hành thiện pháp.

    Dù sao thì cũng thừa nhận Giới điều nầy là thuộc loại khó gìn giữ trọn vẹn,
    bởi môi trường cuộc sống đang ngày càng phức tạp; khiến cho con người khó có thể sống một cách hoàn toàn chân thật, dù cho lòng luôn mong muốn và hướng thiện!

    Điều bạn vừa hỏi thật có ích khi nhiều người cùng hiểu biết.
    Chúc cho bạn ngày càng an trú trong Thiện nghiệp.

    Mến thân!
    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa
  6. Vâng.... toi se hoan hỷ phụng hành
    Tôi hiểu rõ tác hại của khẩu nghiệp. Tôi đã từng bước khắc phục vọng ngữ để ko lừa dói bản thân và mọi người. Nhưng thật sự tôi luôn có cái tính ta đây. Cho nên tôi luôn ít nhiều thêm bớt khi nói chuyện

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có tấm lòng chân thành, thật là người dễ thương, đáng mến.

      Biết rõ tác hại của Khẩu nghiệp, là bạn đã thuộc lớp người có sự giác ngộ.
      Đã từng bước có ý thức để khắc phục Vọng ngữ, bạn đã đáng kể vào lớp người ưu tú.

      Một lối nói, hay một cá tánh đã thành thói quen, thành cố tật; thì không dễ ai chỉ một vài ngày mà sửa đổi được. Nhưng đã thường để tâm chú ý và sửa đổi, thì chắc chắn bạn sẽ viên mãn về Khẩu Giới trong tương lai không xa.

      Người có tánh tự hào; thì thật thường hay cao hứng và thêm bớt trong khi nói chuyện. Trong trường hợp nầy, Trangphattu xin mách bạn 1 kinh nghiệm để trị cái Bịnh ấy. Đó là:
      -Bạn đừng nên nói nhiều, nói dài; mà hãy nói Ít lại và nói thật Từ tốn-Chậm rãi.

      Chúc cho việc giữ gìn Khẩu Giới của bạn trở nên dễ dàng, bằng ý thức và bằng kinh nghiệm ấy.

      Thương thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  7. Có những chuyện mà tôi có nói dóc lâu lắm rồi. Cho nên tôi ko đủ dũng cảm để thú nhận với mọi người. Nếu là chuyện của hiện tại thì tôi rất hạn chế nói vọng ngữ. Còn những chuyện nào mà có liên quan đến lúc trước thì vẫn tiếp tục nói thui. Giống như biết sai mà vẫn làm. Vừa dói mình vừa dối người. Tâm thật là khó chiệu, tâm hồi hợp lo sợ giống đi ăn cắp mà sợ bị phát hiện vậy đó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn thân mến!

      Không riêng gì bạn, mà có khá nhiều người khó xử vì những điều lỡ nói dóc hay nói dối trong quá khứ.

      Tuy nhiên, việc điều chỉnh-phân trần trở lại cho đúng với sự thật, thì chỉ khó xử-khó nói ở vài trường hợp:
      -1. Hoặc là điều dóc-dối kia liên quan quá lớn đến hạnh phúc, tình cảm, tánh mạng hay tài sản; của chính bạn hoặc là của người thân thiết.
      -2. Hoặc điều dóc-dối kia là để che dấu điều gì đó tối kỵ và sẽ rất rắc rối-tai hại khi quần chúng biết về sự thật.
      -3. Hoặc bạn là người có cương vị-danh dự khá lớn, đến độ không thể tỏ ra xấu xa được.
      -4. Ngoài ra, có những điều dóc-dối là không quá quan trọng; nhưng mình đã lỡ làm ra vẻ như thật; và đã từng tự họa ra thêm thắt rất nhiều chi tiết, khiến cho trở thành một chuỗi quá dài về những chuyện bịa đặt. Và rồi, giờ muốn sửa lại thì như không còn đủ sức.

      Người giữ Giới, quan trọng nhất là trong hiện tại và trong tương lai.
      Còn trong quá khứ như đã lỡ nói sai, thì cũng không nên quá ân hận; miễn là trong hiện tại cho đến tương lai là mình không tái phạm; và như muốn điều chinh-phân trần trở lại, thì nên tùy theo từng trường hợp.
      -Phương pháp chung, là tránh không đề cập đến chuyện cũ.

      -Trường hợp 1 và 2:
      thì bạn phải tránh mọi tình huống động tới chuyện cũ, bí mật vẫn giữ kín, và chỉ nói ra sự thật khi tình hình đã thay đổi thuận lợi.
      -Trường hợp thứ 3:
      thì đòi hỏi bạn phải chờ cơ hội để nói ra; với lời lẽ khôn ngoan, với lòng chân thành và với sự dũng cảm.
      -Với trường hợp thứ 4:
      thì khá dễ dàng, và bạn có thể nói ra để sửa lại trong khi mọi người vui chơi, đùa giỡn.

      Ngược lại, dù trong trường hợp nào; vì liên quan đến quá khứ mà bạn vẫn tiếp tục vẽ ra để nói, thì đây là một sai lầm lớn và bạn không nên tái phạm nữa.
      Ví dụ như:
      -Có người làm vườn. Người ấy nhổ đi tất cả các bụi Cỏ. Nhưng còn bụi Gai lớn, rễ sâu dài nhất, thì người kia lại tưới thêm nước và phân cho nó!
      Vì vậy, người kia đã làm việc rất kém hiệu quả.

      Thà im lặng, như người câm, vẫn hơn tiếp tục vẽ thêm lời vào chuyện đã là quá khứ.
      Cũng vậy, thà tránh không đụng tới bụi Gai, vẫn hơn là tưới thêm phân và nước vào chỗ đó.

      Trong hàng Phật Tử, có một người Nữ Cư Sĩ. Trước kia cũng từng nói dóc.
      Sau nầy, khi học pháp và giữ giới luật; thì một đôi lúc, bạn bè cô ấy nhắc lại chuyện cũ. Cô ta chỉ cười hì hì rồi nói thẳng:
      -Chu cha! Hồi đó tui nói dóc không thui đó, mấy bà ui!

      Mong bạn cũng dùng cách như cô ấy, để có thể quy mọi chuyện trong quá khứ về sự thật, dễ như chơi; vì bạn sẽ không quá khó, không quá ngượng hay quá ngại khi mở lời!

      Thân thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  8. Có nhiều chuyện chỉ có thể nói dóc mãi mà thui
    Vidu như: vì hoàn cảnh gia đình 1 người đi lên hcm làm giái. Khi họ đi về quê. Người ta hỏi họ làm nghề gii. Họ sẽ trả lời là 1 cái nghề gii đóa ko phải là cái nghề làm gái. Và khi nói xong thì tâm của họ lại thêm 1 lần lo sợ nữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Tran Nhan thân mến!

      Trước khi phúc đáp phần nầy, Trangphattu xin có lời khen tặng bạn.
      Bạn đã đi sâu vào Đạo, vào Giới, vào Pháp một cách rất thiết thực.
      Không như trước đây, đã có quá nhiều kẻ trí thức giả; vào TRANG, đóng vai trí tuệ-hiểu biết; nhưng chỉ như các con Vẹt, nói và viết lên những lời hàm hồ, cạn nghĩa, xa rời thực tiễn!


      Ví dụ bạn vừa nêu thật là xúc động, đáng thương và đáng cảm thông lắm.
      Tuy nhiên, trong trường hợp nầy, thì nói dóc mãi không phải là giải pháp hợp lý.

      Trước đó, cô gái đáng thương nầy vì sợ xấu hổ nên nói dóc-nói dối về một nghề nghiệp khác, khi người ta hỏi tới. Nhưng nếu biết lựa lời khôn, thì thay vì dóc-đối, cô ấy có thể đáp như thế nầy:
      -Tui đi làm nô lệ cho người ta để kiếm sống thui à. Nghề nghiệp tui có cao sang chi đâu mà mọi người hỏi mãi zdậy!

      Như vậy, ở đây; cô gái đã nói thật với mọi người, là mình chỉ đi làm nô lệ (tình dục), mà cũng không ai có thể xác định về việc cô ấy đã làm gì khi lên Thành phố.

      Hơn nữa, nghề ấy dù hạ tiện; nhưng cũng không phải là ăn trộm hay cướp giựt, mà cũng là nghề phải làm bằng sức vóc để kiếm sống. Cho nên, cô gái đừng quá phải lo lắng, sợ hãi hay xấu hổ khi người ta biết về việc đó.
      Nghề ấy,
      dù cho pháp luật Quốc Gia không chấp nhận; thì con người cũng sẵn lòng thông cảm và chấp nhận. Bởi loài người có lương tâm, biết thương và cảm thông cho những hoàn cảnh sống khó khăn; hay những mảnh đời nghiệt ngã, vì sự sống phải bán thân.

      Cho đến hôm nay, dù cô gái đáng thương nầy muốn nói thật cũng không là quá khó. Chỉ cần biết chọn lời khôn ngoan, hợp lý, thật tình.
      Từ đây, nếu có ai còn hỏi tới, thì xin cô gái cứ mạnh dạn và chân thật đáp rằng:
      -Lâu nay, tui nói dóc đó! Chứ tui lên Thành phố chỉ làm nô lệ cho người ta để kiếm tiền thui. Nghề tui làm không sáng sủa gì, từ nay mọi người đừng có hỏi tới hỏi lui...

      Hãy mạnh dạn, chớ quá ngại ngần lo sợ. Bởi giữa đời, tốt đẹp có mấy ai, cho nên ai mà dám khinh chê mình hoài!

      Mến thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Admind quá khen đó thui. Chứ những cái khổ đó toi đã từng trải qua rồi nên tôi mới bjk dc
      Lâu nay tôi cũng có dùng những chiêu để lách luật như admind đã nói đó^^ ...nhưng tôi vẫn cảm thấy dối lòng tôi
      Dói mình thì chỉ có mình bjk. Chứ đâu có ai bjk đâu

      Xóa
    3. Bạn thân thương!

      Những cái Khổ thuộc về dư luận, thì đó không thực là Sự Khổ.
      Bản chất người đời ích kỷ, lại quen ưa bàn tán chuyện phù phiếm nên họ sẽ nói nhiều lời.

      Lời cảm thông xin lấy để lòng.
      Lời rẻ khinh nên bỏ qua tai.


      Bạn chớ quá muộn phiền khi cảm thấy tự dối lòng mình.
      Cảm thấy dối lòng, chỉ bởi vì lòng bạn quá đặt nặng về chuyện buồn quá khứ.
      Trong Đạo Phật, Đức Phật dạy chúng ta nên loại trừ tâm trạng Hối Quá và chỉ nên chú tâm vào Hiện Tại.
      Ngài thuyết:
      "Quá Khứ, không truy tìm.
      Tương Lai, không ước vọng.
      Quá Khứ-đã đoạn tận.
      Tương Lai thì chưa tới.
      Chỉ sống với Hiện Tại.
      Tuệ quán chính là đây!
      "

      Như vậy, bấy lâu nay bạn từng Khổ vì Tâm Hối hận về Quá khứ và chỉ vì cái lỗ tai.
      Hãy bỏ qua tai mọi lời đàm tiếu của hạng người quen Phù phiếm và Ích kỷ, bởi lời hạng người kia có nhân cách gì mà đáng kể?
      Hãy giữ vào tim tiếng lòng của những ai là Tri kỷ, biết cảm thông, chia sẻ cho mình; bằng tấm lòng nhân hậu, yêu thương; hoặc bằng đức hạnh từ bi dung nhiếp trong trí tuệ.

      Ví như,
      có 1 người; nhờ tấm lòng mộ đạo-hướng thiện của mình mà đã được lòng vị Quân Vương và được nhà Vua tặng cả 1 khối vàng ròng; thì còn đáng nể chi vài trăm đồng bạc lẻ giữa hạng thường dân!
      Cũng vậy, đáng kể chi mấy câu đàm tiếu của vài ba chục người tầm thường; khi con tim hướng thiện đã tìm thấy đạo bạn làm tri kỷ, và đôi tai mình đã quen nghe lời Hoa-Pháp Cú ngọc ngà.

      Chúc cho bạn hoan vui, không còn phải hối hận hay nặng lòng vì chuyện đã đi qua.

      Thân ái!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  9. Cám ơn admind nhiều lắm. Tôi thấy admind rất tận tâm giúp đời. Admind ko gióng như những trang web hay trang facebook khác cứ gặp rắc rối là chạy
    Tôi thật lòng cầu chúc cho admind sớm thành đạo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã dành cho Trangphattu lời chúc lành tối thượng!
      Bởi đó cũng chính là điều mà toàn TRANG mong muốn nhất.

      Bạn chớ trách các trang Web khác bỏ chạy khi hữu sự.
      Thật ra, cũng không hẳn là họ hẹp lòng hay thiếu trách nhiệm, mà chỉ vì điều bạn hỏi có thể vượt tầm hiểu biết của họ mà thôi!

      Thân thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  10. khi nao admind thanh dao nho hoa do cho toi nhe. hoan hy cho doi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện tại thì trên TRANG chưa có ai thành Đạo.
      Dù vậy, chẳng phải là mấy ngày qua, bạn đã từng được Sư phụ hóa độ từng phần rồi sao!

      Tùy nhân duyên, bởi
      «Tương Lai thì chưa tới»
      nên có ai mà định trước được đâu nào!

      Thương mến!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  11. Mình xin lỗi, những bài viết của bạn dành cho những đồng môn, bạn bè, người thân của bạn đọc, mình là phật tử Chơn Như không tiện xen vào và bình luận, giống như vào nhà người ta chửi bới vậy. Bạn thông cảm, nhưng mình có chút lời khuyên, mong bạn lượng thứ. Ví dụ Đức Phật nói :”đời là khổ”, chúng ta phải kiểm chứng, phải quán xét, phải hiểu cho thật rõ ràng, phải hiểu chân thật thì chúng ta hãy dạy mọi người “ Đời là khổ”, ngược lại chúng ta chưa kiểm chứng, chưa quán xét rõ ràng, chưa hiểu chân thật “ đời là khổ” mà đã vội vã đi nói với mọi người “đời là khổ” thì chỉ nói theo cách mơ hồ trừu tượng mà thôi, chỉ dối mình dối người thôi. Tôi chỉ mới bắt đầu tu tập nên chẳng dám mơ mộng đến Tứ Thánh Định hoặc chứng đạo gì cả nên không dám khẳng định lời nhận xét của bạn về trưởng lão Thông Lạc. Tôi chỉ mong bạn hiểu, bạn hãy cố gắng tu tập khi bạn đã chứng minh được những lời dạy trong kinh sách của bạn là chính xác thì bạn hãy nói về trưởng lão Thông Lạc vẫn chưa muộn bạn à. Bạn có kinh sách của bạn, chúng tôi có kinh sách nikaya do hoà thượng Minh Châu dịch. Nói chung, lý lẽ của đôi bên cũng lấy từ kinh sách đôi bên mà ra, cũng chưa ai chứng thực được bên nào đúng bên nào sai cả. Mong bạn hiểu mà lựa lời để nhận xét về trưởng lão Thông Lạc, vị thầy đáng kính của chúng tôi nhé. Chúc bạn mạnh khoẻ và an lạc.

    Trả lờiXóa
  12. Cứ nói từ theo ông thông lạc là theo Phật chân chánh . mà thời Phật tại thế người ta đến xúc phạm đến Phật Phật còn chẳng nói gì còn phê của ông thông lạc kiểm chuyện chửi bậy hơn người không tu còn nói gì từ như thời Phật

    Trả lờiXóa

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN