-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

6 thg 7, 2010

QUY Y TAM BẢO

皈依三宝


,Qua Thống Kê,
TRANGPHATTU nhận thấy có nhiều bạn đọc tìm kiếm trên các mạng về nội dung liên quan đến đề tài:
,-"Thuyết Pháp về Quy Y Tam Bảo".
,Đó là nhân duyên để TRANGPHATTU viết về chủ đề trên.

,QUY Y TAM BẢO,
là quay về nương tựa vào 3 ngôi báu tối thượng ở đời: PHẬT, PHÁP, TĂNG.

,ĐỨC PHẬT
là tối thượng ở đời, vì Ngài có đủ 10 danh hiệu:
,"Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn".
,Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn.

,CHÁNH PHÁP,
là Giáo Pháp do chính các Đức Phật tuyên thuyết; là tối thượng ở đời, vì Pháp vượt ngoài thời gian, không bị chi phối bởi thời gian.
,Ai đến với Chánh Pháp sẽ thấy như thật về Sự Thật. Người có trí có thể tự mình hiểu được.
,Chánh Pháp có khả năng hướng thượng; chỉ ra con đường chân chánh, giúp người thực hành diệt tận khổ đau.

TĂNG SĨ,
là những đệ tử của Đức Thế Tôn; tôn trọng và thực hành theo Chánh Pháp, có khả năng thành tựu Đạo quả giải thoát; là phước điền vô thượng ở đời, sau Đức Phật và hàng Thánh Chúng.

,Trong Chánh Kinh, Đức Phật thuyết:
,"Diệu hạnh, là chúng đệ tử Thế Tôn.
Trực hạnh, Ứng Lý hạnh,
Chân Chánh hạnh, là chúng đệ tử Thế Tôn
".

,Những vị xuất gia nào
—thực tâm tu hành;
—tin, hiểu và tôn trọng Chánh Pháp;
—chấp nhận Giới Luật;
—chuyên tâm thực hành các Pháp môn hướng về mục đích giải thoát;

chính là đệ tử của Đức Thế Tôn, có đầy đủ các đức hạnh kể trên.

,Trong thời điểm hiện tại; nếu ai chưa đọc, chưa học, chưa tin hiểu và không tôn kính Chánh Kinh; là bộ
ĐẠI TẠNG KINH
(Nikaya),

thì những người ấy chưa từng biết Quy Y Tam Bảo bao giờ!

,Vì sao vậy?
,Vì những người ấy sẽ chưa từng biết về thật Phật, về thật Pháp, về thật Tăng.
,Do không thực biết về Phật, về Chánh Pháp, về Giới Hạnh Tăng; nên gặp nhiều tu sĩ không hành Pháp vẫn nhận đó là Tăng; nghe những gì hạng Tăng trên truyền tụng rồi cho đó là Pháp, xem tạp giáo ấy là lời Phật tuyên thuyết.
,Do vậy, đa số người, muốn Quy Y Tam Bảo, mà rồi chỉ được
QUY Y «TAM BÁO».

,Trong thời điểm hiện nay, khó có thể có một hội chúng Tăng đúng thực nghĩa, đúng thật hạnh.
,Đức Phật đã nhập Niết Bàn.
,Chi có Chánh Pháp gần như còn nguyên vẹn trong Đại Tạng Kinh-Nikaya.
,Như vậy,
trong thời điểm nầy, có ai muốn Quy Y Tam Bảo, trước hãy Quy Y Pháp Bảo.

,Trong thời điểm nầy, ai tìm đọc, tìm học để tin hiểu và tùy điều kiện, khả năng của mình mà thực hành theo những lời Đức Phật đã dạy trong Chánh Kinh; thì đó chính là người đã Quy Y Pháp Bảo.
,Người ấy biết:
,Đây, là con đường chân chánh và duy nhất dẫn đến giác ngộ và giải thoát.

,Nhờ Chánh Kinh, người ấy sẽ biết đến công hạnh của các Đức Phật; biết phân biệt về một Đức Phật thật có trong lịch sử và sẽ loại bỏ các huyền thoại-truyền thuyết về các vị không thật có.
,Từ đó, người ấy biết:
,Đức Phật đích thực là bậc tối thượng ở đời và khởi tâm nguyện muôn kiếp sẽ quy y theo Ngài.
,Như vậy, từ Quy Y Pháp Bảo, người ấy sẽ Quy Y Phật Bảo.

,Nhờ Chánh Kinh, người ấy sẽ hiểu biết về:
HẠNH SA MÔN.
,Từ đó, người ấy biết phân biệt, trong các vị xuất gia, ai là người có hay không có thực hành Sa Môn Pháp; có hay không có hạnh của một bậc Tăng Sĩ.
,Rồi khi đủ nhân duyên, người ấy sẽ gặp một vài vị Tăng Sĩ có giới hạnh, có công đức, có hành Pháp Sa Môn.
,Từ đó, người ấy sẽ hướng về vị ấy để học hỏi, để cung kính, để cúng dường, để tựa nương.
,Đó là Quy Y Tăng Bảo.
,Như vậy, từ Quy Y Pháp Bảo, người ấy sẽ có dịp tùy duyên để Quy Y Tăng Bảo.

Trong thời điểm nầy, ai Quy Y Tam Bảo tùy thuận Pháp như trên thì mới thật sự hưởng được lợi ích.
,Quy y như vậy, là Tâm quy y, là Trí quy y.
,Ngược lại, nếu không biết Chánh Kinh để làm cơ sở, làm định hướng khi quy y; thì chỉ thành tựu nghi thức quy y, chứ thật thì không được mấy lợi ích gì
.

,Như vậy, dù cho có kẻ đi tu theo Đạo Phật đã mấy mươi năm, đã mang danh Hòa Thượng; mà chưa đọc, chưa học, chưa tin hiểu, chưa tôn trọng, không cung kính đối với Chánh Kinh; thì biết ngay rằng:
,-Kẻ ấy, chưa từng có Quy Y Tam Bảo bao giờ; đừng nói chi đến chuyện Xuất Gia hay danh vị gì thêm nữa cả!!!
,Hãy biết như vậy và cần nhớ rõ điều đó!

,Và mọi người cũng cần phải biết rõ rằng:
Bất kỳ ai, nếu đã thật sự tin hiểu và tôn thờ Tạng Chánh Giáo; thì tất cả những gì thuộc về tạp giáo-tạp thuyết đều phải bị loại bỏ!
,Bất luận kẻ nào, mà tạp giáo chưa từ bỏ; thì không thể có sự thâm nhập về Chánh Pháp nơi kẻ đó!


XEM
(Tiếp Theo)

TRANG PHẬT TỬ.

Các Bài Post Liên Quan:


ĐẠI TẠNG KINH


NIỆM PHẬT-NIỆM PHÁP-NIỆM TĂNG

1 nhận xét:

  1. Phần
    MỞ RỘNG - BỔ SUNG
    về bài Post:
    QUY Y TAM BẢO.

    Có vài bạn đọc vào TRANG khi nhập tìm kiếm qua các mạng với nội dung:
    -Như thế nào là Chánh Pháp?
    Phần Mở Rộng nầy nhằm Bổ Sung thêm, bằng lời giải đáp cho câu hỏi nêu trên và các vấn khác.

    Ở đây, chữ "Pháp-法" cần được hiểu là Pháp Môn, hay còn gọi là các Phương Pháp mà Đức Phật đã giảng dạy, chỉ dẫn hàng môn đồ đệ tử; để họ đi trên những con đường Hướng Thượng, hướng tới Giác Ngộ và Giải Thoát.
    Còn chữ "Chánh-正" có nghĩa là Chân Chính.

    Các Phương Pháp, hay Pháp Môn mà Đức Như Lai đã tuyên thuyết, được gọi là Chánh Pháp.
    Vì sao vậy?
    Vì các Pháp ấy có tánh Chân Chánh.

    Như thế nào là tánh Chân Chánh trong Giáo Pháp của Đức Như Lai?
    -Các Pháp ấy được gọi là Chân Chánh, do được tuyên thuyết ra từ chính Đức Phật, là một bậc Giác Ngộ Hoàn Toàn.
    -Các Pháp ấy vượt ngoài thời gian, không bị chi phối bởi thời gian, niên đại hay bất cứ một kỳ kiếp nào. Dù là những vị Phật ra đời trước Đức Phật Thích Ca hay sau nầy, trong kiếp vị lai; thì các Pháp ấy lại được trùng tuyên, không hề sai khác.
    -Các Pháp ấy không bị thay đổi tánh chất bởi bất kỳ một ai, hay một chúng sanh nào ở trong thế giới nầy; dù đó là Thiên, Thần, Ma Quỷ, Bà La Môn hay Ngoại Đạo...
    -Ai đến với Pháp ấy, là để thấy, để biết như thật về Sự Thật, về thực tướng các pháp.
    -Các Pháp ấy, chỉ người có Trí Tuệ mới có thể tự mình hiểu được.
    -Các Pháp Môn của Đức Như Lai giảng dạy có khả năng hướng thượng, giúp người chân chánh thực hành theo sẽ giảm khổ cho đến cuối cùng là diệt tận khổ đau.

    Đó, là nghĩa Chân Chánh của các Pháp do Đức Phật thuyết giảng.
    Đó, chính là nghĩa của 2 chữ Chánh Pháp.
    ***
    Lại có́ bạn đọc tìm kiếm với nội dung:
    -Lời Tác Bạch lễ Quy Y Tam Bảo.

    Bạn cần biết:
    Khi Quy Y Tam Bảo, không nhất thiết phải làm thành 1 Lễ; mà quý vị chỉ cần Tác Bạch với 1 hay nhiều vị Tăng với mấy lời ngắn gọn và đầy đủ như sau:
    -Bạch (các) Đại Đức Tăng!
    Hôm nay, (chúng) con xin Quy Y Tam Bảo.
    Từ nay, (chúng) con xin Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng.
    Xin (các) Đại Đức Tăng chứng minh và nhận (chúng) con làm Đệ Tử.
    Từ đây cho đến lúc mệnh chung, (chúng) con xin trọn đời quy ngưỡng
    .

    Sau đó, chư Tăng thâu nhận, truyền 5 Giới, 8 Giới và có thể thuyết cho quý vị nghe 1 bài Pháp tùy hỷ, khích lệ.
    Như vậy là đủ hoàn thành Pháp sự Quy Y.
    ***
    Lại có bạn đọc nhập tìm kiếm với nội dung:
    -Ý Nghĩa của việc Quy Y Tam Bảo.

    Bạn đã biết:
    Quy Y Tam Bảo, là quay về nương tựa vào Đức Phật, Phật Pháp và Sa Môn-Tăng; là 3 ngôi báu tối thượng ở trên đời.

    Đức Phật là bậc Giác Ngộ hoàn toàn.
    Quay về nương tựa nơi Đức Phật, là bạn đã đặt
    ĐỨC TIN
    trong Chánh Tín về một Đấng Tối Thượng; và hệ quả là bạn sẽ thành tựu những lợi ích tối thượng.

    Chánh Pháp do Đức Như Lai thuyết giảng, có công năng hướng thượng, giác ngộ và giải thoát.
    Quay về nương tựa nơi Chánh Pháp, là bạn đã đem tâm trí mình hướng về các Pháp cao thượng, về Trí Tuệ và gieo duyên với
    CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
    tối thắng; và hệ quả là bạn sẽ thành tựu những Trí Tuệ ưu thắng.

    Sa Môn-Tăng Sĩ, những đệ tử chân chánh xuất gia vì mục đích giải thoát; những vị có thực hành Hạnh Sa Môn, có Giới Đức và Trí Tuệ; là phước điền vô lượng ở đời, sau Đức Phật và hàng Thánh Chúng.
    Quay về nương tựa nơi Tăng, là bạn đã có duyên để tạo phần phước lớn; có thể giúp mình Giảm Khổ, nhờ được học tập và sẽ thực hành theo
    GIÁO PHÁP
    với Người Phật Tử
    ;
    và hệ quả là, trong tương lai, bạn sẽ có cơ duyên tiếp tục bước đi trên con đường Diệt Khổ để tiến đến bước Khổ Diệt; hưởng thành quả tối thắng, là Chân Hạnh Phúc.

    Đó chính là
    Ý Nghĩa của việc Quy Y Tam Bảo.

    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN