-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

9 thg 1, 2010

PHẬT PHÁP với THỜI HIỆN TẠI

佛法-现在时


,PHẬT PHÁP,
là các phương pháp mà Đức Phật đã giảng dạy cho loài người để đi trên mỗi con đường; hướng tới cao thượng, hướng tới giải thoát sinh tử là tối hậu; và được lưu truyền trong Kinh Tạng.

,Trải qua bao đời, dù có bị sao chép qua nhiều bản, nhưng tạng Giáo Pháp vẫn còn gần như nguyên vẹn tinh hoa.
,Đặc biệt kể từ khi bộ
ĐẠI TẠNG KINH
-Nikaya

đã được HT. Th.Minh Châu dịch ra tiếng Việt.
,Đó là một diễm phúc, là đại thiện phước đức, là đại thiện nhân duyên cho hàng hậu học, cho những ai tìm cầu Chánh Pháp, cho những ai có đức tin hướng về Đạo Phật; cho hàng xuất gia chân chánh thực tâm tu hành hướng về giác ngộ, hướng về giải thoát.

,Nhưng, thật đáng tiếc; là đã quá ít người biết, ít người tin hiểu, ít người kính trọng Pháp Tạng kể trên.
,Phần vì nhiều người không đủ phước đức, không đủ nhân duyên để gặp, để đọc, để học và hành theo. Phần vì nhiều người có kiến chấp mê lầm, cho đó là tiểu pháp, không đáng để học và hành. Phần vì đa số kẻ xuất gia ngày nay sống thiên về lợi dưỡng, thiên về dục lạc, ham mê danh lợi. Họ đã cố tình biên viết đủ loại kinh sách tạp nhạp, cùng với băng đĩa thịnh hành, thuyết giảng, thu băng truyền bá; mà trong đó, phần nhiều là nói lên những điều cạn cợt, thậm chí còn sai lạc bậy bạ.
,Hơn nữa, phần vì đa số Phật Tử và Tín Thí Chủ ít hiểu biết về Chánh Pháp, về Giới của hàng xuất gia; nên họ đã dễ dàng tin tưởng, dễ dàng chấp nhận. Lại thêm nhiều mê tín, như tin cầu an, cầu siêu; tin xem bói, coi tướng...v.v.

,Tất cả những điều trên đã làm cho Chánh Pháp bị che lấp, bị lãng phế, bị lu mờ, bị hiểu sai lạc.
,Do vậy, số người biết, tin, hiểu về Phật Pháp ngày càng ít; và số người thực hành Giáo Pháp cũng do đó mà ít hơn xưa.
,Trong số ít ấy, một số người thì tham lợi danh, tham làm nổi bề mặt, tham xây chùa dựng tháp, tham làm cảnh...
,Dù có trình độ uyên thâm, họ cũng từ từ rời xa Giáo Pháp. Rốt cuộc, chỉ nói hay nhiều hơn thực hành tốt.

,Một số người, tuy hiểu biết Chánh Pháp, nhưng bị phân biệt đối xử, bị chê là hạng tiểu thừa; nên họ ít nhận được sự hộ trì từ phía Phật tử và Tín thí chủ.
,Các vị nầy luôn phải đối mặt với đời sống khó khăn, thiếu thốn về vật thực cũng như chưa có chỗ ở tại một trú xứ thích hợp cho việc tu thiền. Vị ấy lại chưa đủ phước duyên để tự tạo lập.
,Do đó, dù vị ấy đầy tâm huyết, cũng khó lòng đạt được mục đích.

,Một số Phật tử, người mộ Đạo; có trí tuệ, có tìm đọc, học, hiểu về Đại Tạng Kinh, thì họ lại chưa thể thoát ly đời sống gia đình. Cho nên, họ chỉ lấy việc cúng dường làm căn bản; hoặc giữ 5 giới, 8 giới mà không thể tiến xa hơn được nữa.

,Khi Chánh Pháp bị che lấp, bị lu mờ; thì tạp giáo được mặc sức hoành hành, truyền bá.
,Hậu quả là ngày càng làm cho nhiều người mê muội hơn, bạc phước hơn. Những nỗi khổ đau, bất hạnh, chướng nạn theo đó sẽ tăng lên thêm; phước đức, trí tuệ cũng vì đó mà giảm thiểu đi.
,Cho đến độ, Thanh Hải xưng Vô Thượng Sư cũng được nhiều người chấp nhận; hay như Thánh Nữ Chơn Như; hay như Thánh Anh của Chơn Như Viện Chủ. Chưa hết, còn bao kẻ xưng là Phật, là Bồ Tát, là Tổ, là Hậu Tổ của các phái như Đại Thừa, Thiền Tông, Mật Tông, Khất Sĩ...

,Thật không đủ sức để mà kể, để mà diễn tả.
Phật Pháp
với Thời Hiện Tại

đang có bức phác họa như vậy đó.

TRANG PHẬT TỬ

3 nhận xét:

  1. Đức phật bổn sư thích ca luôn ở trong lòng mỗi chúng ta. Mỗi người bên có 1 bức tượng phật thích ca bằng đá để thờ cúng trong nhà

    Trả lờiXóa
  2. Sao bạn mâu thuẫn vậy. Bạn xác định là Đức PHật Thích ca luôn ở trong lòng mọi người, vậy thì tại sao lại phải nên có 1 bức tượng bằng đá để thờ cúng trong nhà? Và tại sao cứ phải bằng đá?

    Trả lờiXóa

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN