-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

2 thg 9, 2012

TƯỞNG NIỆM HT. THÍCH MINH CHÂU

,Toàn Trang
TRANG PHẬT TỬ
khấu đầu tưởng niệm, tri ân Người đã đem tâm huyết và trí tuệ để
—Hoằng dương Chánh Pháp;
trong niềm kính ngưỡng và lòng tiếc thương vô hạn.
,Chúng con xin kính tiễn bái biệt Hòa Thượng và hứa sẽ tiếp tục theo dấu chân Ngài để phụng sự vì Chánh Pháp.


,Chúng con đã viết lời tưởng niệm để bái biệt, kính tiễn Người trong nước mắt; như chính những dòng nước mắt mà Ngài đã tuôn trào không dứt, khi Hòa Thượng đến chiêm bái 4 Thánh Tích trên đất Phật.
,Ngưỡng mong nơi Chư Thiên Thánh Địa, giác linh Người chứng minh cho tấm lòng thành kính và nỗi niềm tiếc thương vô hạn của chúng con.

Dưới giác linh Hòa Thượng, chúng con xin cất cao lời
—TÁN THÁN 4 CÔNG ĐỨC
lớn lao và hy hữu-hiếm có của Ngài; những Công Đức dự phần vào Trí Tuệ, về Phước Vô Lậu, Xuất Thế; hướng đến đích Giác Ngộ và Giải Thoát:


Một là:
-Sau quá trình nghiên cứu và học tập, Người đã xác định được rằng:
,Duy chỉ có nơi đây là Con Đường dẫn đến Trí Tuệ, Giác Ngộ và Giải Thoát.
,Từ đây, Hòa Thượng đã đầu tư gần như toàn bộ thời gian, trí tuệ, sức lực và tâm huyết của mình trong suốt quãng đời còn lại; để phiên dịch và ấn hành trọn bộ Đại Tạng Kinh-Nikaya sang tiếng Việt.
,Nhờ vậy, những ai có đủ phúc đức, nhân duyên và trí tuệ được biết, được hiểu về
CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
̀
để định hướng và tu tiến; không còn bị sa lạc vào ngoại đạo, tạp giáo, tà thuyết.
,Từ đó, Ngài đã mở ra 1 trang lịch sử mới cho nền Phật Giáo Việt Nam; mốc chấm dứt hàng ngàn năm khoa trương, bành trướng và mị dân của tập đoàn Đại Thừa phi Phật Giáo cũng như một số
GIÁO PHÁI

mang danh Đạo Phật đương thời.

Hai là:
,Dù ở vị trí cao trong giáo đoàn Bắc phái, nhưng Ngài đã sáng suốt lựa chọn và quyết định chuyển đổi thân tướng để khoác lên mình bộ Y phục Chân Chánh và Hợp Pháp; của 1 người Tu Sĩ Phật Giáo, theo đúng Truyền Thống Tăng Sĩ thời Đức Phật.
,Qua hình ảnh ấy, Hòa Thượng đã làm tấm gương nhắc nhở, khuyến khích và cảnh tỉnh cho đa số hàng Tu Sĩ hậu học, cũng như môn đồ, đệ tử.
(Tiếc thay, thiện ý của Người ít có ai hiểu biết để noi gương và học tập)

Ba là:
,Ngài đã nhận thức đúng đắn về
VẤN ĐỀ CHAY-MẶN;
;
và cho phép cũng như khuyến khích môn đồ, đệ tử được dùng Tam Tịnh Nhục; thực hành sự ăn uống tùy thuận và không phân biệt.
,Từ đây, Hòa Thượng đã phá vỡ ý thức hệ liên quan đến quan niệm sai lầm về
ĐẠI THỪA-TIỂU THỪA

đã hằn sâu trong ý nghĩ của tuyệt đại đa số quần chúng.

Bốn là:
,Người đã dâng trào nỗi niềm xúc động vô cùng, với trọn tình lòng yêu kính đối với Đấng Đạo Sư; khi Hòa Thượng đến chiêm bái 1 trong 4 Thánh Tích của Đức Như Lai trên đất Phật.
,Sự xúc động mãnh liệt ấy, chỉ khởi lên với những ai có tâm thuần kính, hướng về Đạo Lộ.

,[PS:
,Sau khi Người vừa viên tịch, chúng con nhận thấy có nhiều lời Bình-Luận đối lập nhau về Ngài.
,Tuy nhiên, chúng con biết rằng:
-Trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động và trong thực trạng rối ren, hỗn tạp của Tôn Giáo-Phật như hiện nay; thì phần Hòa Thượng khó có thể làm được nhiều hơn, so với lòng mong muốn.
,Với 4 công đức lớn của Người như chúng con tán thán, thì hiện tại trên thế gian đã không dễ còn có ai so sánh được]



TIỂU SỬ
CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG
THÍCH MINH CHÂU.

,Hòa Thượng Thích Minh Châu - sinh năm 1918 tại tỉnh Quảng Nam.
,Xuất gia năm 1946 tại chùa Tường Vân, Huế.
,Từ năm 1952 đến năm 1961, Hòa Thượng xuất dương du học và đậu bằng Tiến sĩ Phật Học với luận án
"So sánh Tạng Pàli Trung Bộ Kinh với Tạng Hán A Hàm"
(The Chinese Madhyama Agama and the Pàli Majjhima Nikàya a comparative Study)
tại Đại Học Phật Giáo Nalanda, Ấn Độ.
,Công đức HT phiên dịch 5 bộ Kinh Tạng Nikàya ra tiếng Việt, gồm:
-Trường Bộ Kinh (Digha Nikàya);
-Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya);
-Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya);
-Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikàya);
-Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya).


,Từ năm 1964 đến năm 1975, sau 14 năm du học ở nước ngoài, Hòa Thượng trở lại quê nhà và giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, chuyên lo sự nghiệp giáo dục và phiên dịch Kinh Tạng Pàli.
,Năm 1976, Hòa Thượng thành lập Viện Phật Học Vạn Hạnh.
,Năm 1979, Hòa Thượng tham gia vận động thống nhất và thành lập GHPGVN.
,Năm 1981,Hòa Thượng làm Hiệu trưởng Trường CCPHVN, cơ sở I tại Hà Nội.
,Năm 1984, Hòa Thượng mở Trường CCPHVN, cơ sở II tại TP.HCM.
,Năm 1989, Hòa Thượng thành lập và làm Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học VN và Hội Đồng Phiên Dịch
ĐẠI TẠNG KINH-VIỆT NAM.

,Hòa Thượng đã dịch và biên soạn, các tác phẩm và dịch phẩm chính gồm có:
* Những dịch phẩm, Kinh Tạng Pàli:
,Kinh Trường Bộ.
,Kinh Trung Bộ.
,Kinh Tăng Chi Bộ.
,Kinh Tương Ưng Bộ.
,Kinh Tiểu Bộ:
—a. Kinh Pháp Cú.
—b. Kinh Phật Tự Thuyết.
—c. Kinh Phật Thuyết Như Vậy.
—d. Kinh Tập.
—e. Trưởng Lão Tăng Kệ.
—f. Trưởng Lão Ni Kệ.
—g. Bổn Sanh (2 tập)

* Dịch từ Abhidhamma:
- Thắng Pháp Tập Yếu Luận.
(Abhidhamma Atthasangaha)


* Tác phẩm sáng tác:
1. Phật Pháp ( đồng tác giả)
2. Đường về xứ Phật ( đồng tác giả)
3. Những ngày và những lời dạy cuối cùng của Đức Phật.
4. Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa.
5. Sách dạy Pàli (3 tập)
6. Chữ Hiếu trong Đạo Phật.
7. Hành Thiền.
8. Lịch sử Đức Phật Thích Ca.
9. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.
10. Chánh Pháp và Hạnh Phúc.

* Tiếng Anh:
11. H'suan T'sang, The Pilgrim and Scholar.
(Huyền Trang, Nhà Chiêm bái và Học giả - Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
12. Fa-Hsien, the Unassuming Pilgrim.
(Pháp Hiển, Nhà Chiêm bái khiêm tốn - Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
13. Milindapanha and Nàgasenabhikhusùtra - A Comparative Study.
14. The Chinese Madhyama Àgama and the Pàli Mahjjhima Nikàya - A Comparative Study
(Luận án Tiến sĩ Phật học)
15. Some Teachings of Lord Buddha on Peace Harmony and Humandignity.

* Tác phẩm chưa in:
16. Dàn bài Kinh Trung Bộ
17. Toát yếu Trường Bộ Kinh
18. Toát yếu Trung Bộ Kinh.

,Về thế sự, Hòa thượng Thích Minh Châu còn là đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, IX và X; tham gia vận động thống nhất và thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, công việc chính mà Hòa Thượng luôn chú tâm vẫn là biên dịch, biên soạn kinh sách và giảng kinh.

-Trưởng Lão HT. Thích Minh Châu,
Thế danh: Đinh Văn Nam
đã xả bỏ báo thân, viên tịch vào lúc:
9 giờ 5 phút, ngày 01/09/2012
(nhằm ngày 16/07/AL Nhâm Thìn)
tại Thiền Viện Vạn Hạnh.
750 Nguyễn Kiệm, P4, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM.
Hưởng thượng thọ 95 tuổi.

(Tổnghợp từ các Website)

TRANGPHATTU.

49 nhận xét:

  1. ,Sau khi Hòa Thượng viên tịch, chúng con nhận thấy đại đa số quần chúng đã triển khai nhiều sự kiện rầm rộ; để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ Ngài; đồng thời cũng đã được quảng bá, tuyên truyền, vận động rộng rãi; trên khắp thế giới, qua các trang Web của mạng Internet; có cả sự chuẩn bị cho ra đời một bộ phim về
    -"Cuộc Đời và Đạo Nghiệp" của Người.
    ...
    ,Tuy nhiên, tất cả đó đều mang tính khách sáo, thủ tục; hoặc kịch-lương, kinh doanh và không ngoài tiêu tổn túi tiền của Đồng Bào cũng như người Phật Tử.
    ,Người ta nghĩ đó là những công việc thiết thực, trọng đại.
    ,Nhưng, tất cả đó không phải là những việc làm có ý nghĩa thiết thực và trọng đại!

    ,Vậy thì, những sự kiện, những sự thay đổi nào; mới thật đúng là trọng đại, là cần thiết; mới thực là tỏ lòng kính trọng, noi gương Người?

    1-Đối với Tu Sĩ, thì:
    -Từ bỏ mọi Y phục để chỉ mặc Y phục Truyền Thống, đúng với hình ảnh Tăng Sĩ thời Đức Phật.
    -Từ bỏ tất cả những loại Giáo Điển hay Tập Tục gì liên quan đến Ngoại đạo, Tạp giáo, Tà thuyết; không phải từ Đại Tạng Kinh-Nikaya hay A-Hàm lưu xuất.
    ,Như vậy, mới thật là tỏ sự tôn kính Hòa Thượng Thích Minh Châu; một cách đúng nghĩa, thiết thực và có nhiều lợi ích!

    2-Đối với quần chúng, Nhân Dân-Đồng Bào và đặc biệt là những người Phật Tử; thì:
    -Từ bỏ, xóa bỏ, dẹp bỏ...tất cả những gì thuộc về các thừa không thuộc Chánh Giáo.
    -Từ bỏ, xóa bỏ, dẹp bỏ...tất cả những gì là mê tín, lạc hậu; như:
    Cầu An-Cầu Siêu, hay xem bói, coi tướng...chẳng hạn.
    -Từ bỏ kiến chấp mê lầm về:
    Đại Thừa-Tiểu Thừa cũng như Vấn Đề Chay-Mặn.

    ,Đó, mới đúng là những việc làm để tỏ lòng kính trọng Ngài một cách thiết thực, đúng như lòng Hòa Thượng Thích Minh Châu hằng mong muốn; và Người đã từng gợi ý bằng cách thể hiện qua hình tướng cũng như nữa đời tâm huyết.
    ,Ngoài ra, thì những việc làm khác chỉ tốn kém thời gian, tiền bạc-tài sản; đồng thời làm tăng trưởng si mê, tà kiến; để cho Ngoại đạo, Tà giáo thêm dễ mê hoặc và lợi dụng mà thôi!

    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa
  2. Admind cho tôi hõi nhé: trong hệ thống kinh nguyên thủy thì có kinh nào tụng sám hối ko

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Tran Nhan thân mến!

      Trong hệ thống Kinh Nguyên Thủy thì không có Kinh nào tụng Sám Hối,
      mà chỉ có Pháp Sám Hối trước đại chúng hay chúng Tăng.

      Pháp Sám Hối bằng lời, là nói ra cho đại chúng ghi nhận, theo dõi và xử phạt nếu cần. Sau đó, tự mình phải sửa đổi sai lầm từ nơi Thân và Tâm, chứ không thể chỉ đọc văn suông lên là có giá trị Sám Tội Lỗi.

      Cho nên, bất kỳ ai hay bất kỳ Giáo phái nào; mà đọc lời ê a để sám hối, thì:
      -Hoặc đó là Tà kiến-Mê muội, hoặc đó là sự Giả dối quen thói!

      Chúc bạn an vui.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Zậy mà tổ báo giác ngộ kêu tụng quá chời luôm đó như: lương hoàn xám...

      Xóa
    3. Bạn thân mến!

      Không riêng gì cái tổ đó kêu gọi người ta tụng, mà hầu hết
      những kẻ theo Tà giáo, có Tà kiến đều như vậy cả.
      Đó là tờ Báo Giác Ngộ-giác ngộ trên lưỡi, trên miệng và trên giấy;
      chứ không phải là Giác Ngộ từ trong Trí Tuệ.
      Những kẻ khác, bạn cũng cứ hiểu tương tự như thế, không có gì đáng ngạc nhiên.

      Mến chúc bạn luôn được bình yên.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
    4. Tại vì người ta đăng trên facebook làm gì để ko sợ ma
      Họ kêu niệm phật, tụng kinh vì họ giai thích do nghịp

      Xóa
    5. Bạn thân mến!

      Làm gì để không sợ Ma?
      Đây là một vấn đề khá rộng lớn, và ít có người thực hiểu biết được một cách sâu sắc.
      Họ giải thích do Nghiệp thì đương nhiên phải đúng rồi, bởi có thứ khổ nào nơi loài người mà chẳng do Nghiệp báo.
      Tuy vậy, nếu kêu niệm Phét hay tụng loại Kình của họ mà hết sợ Ma thì thật huyền ảo.

      Người thành tựu về Giới-Luật
      (chỉ cần trong giới hạn của mình là đủ)
      mới chắc chắn là không còn sợ hãi, dù là đối mặt với Ma, Quỷ, hay bất kỳ ai.
      Còn nói đến Ma thì cần biết 2 loại, là Thiên Ma và Ma Dân.
      Với những người bình dân thì Thiên Ma nó chẳng cần quan tâm. Nó chỉ ra tay với những người hướng về Đạo lộ.
      Còn Ma Dân thì vốn uy đức của nó kém hơn loài người, nên người có hiểu biết thì không cần sợ nó. Loại nầy nó chỉ dọa được những người nhút nhát, yếu bóng vía mà thôi.

      Chúc bạn an vui trong đời!

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  3. Vậy admind có biết làm cách nào để dc thấy ma ko vậy
    Tôi cũng sợ ma mà tôi chưa từng đc thấy ma bao giờ hết đó. Thấy ma cũng có cái lợi đó admind
    Vidu như: chổ nào có người thắc cổ chết hay chổ nào có nhiều người bị xe đụng chết để mình biết mà mình tránh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Tran Nhan thân mến!

      Có 2 cách căn bản để thấy Ma. Một cách là thuộc về pháp Thiện, còn một cách là thuộc về Ác pháp.
      Cách thuộc về Ác pháp thì chúng tôi sẽ không nói với bạn. Còn có cách thuộc về Thiện pháp thì bạn rất nên làm, nếu như bạn thật sự muốn mình Chủ động thấy được Ma. Đó là:
      -Bạn hãy nỗ lực tu tập các pháp môn hướng về Niết Bàn.

      Như trên Trangphattu đã nói ý rõ, Thiên Ma sẽ ra uy với những ai muốn thoát khỏi vòng tay của nó. Vì vậy, khi bạn tu các pháp hướng về Niết Bàn-Giải Thoát-Giác Ngộ; thì nó sẽ tìm đến thăm bạn, và bạn sẽ được gặp mặt.
      Và pháp tu ấy cũng có thể giúp bạn đạt được những khả năng khác thường, như là có thể thấy các loài Ma Dân, mà mắt thường không thấy.
      Tuy nhiên, nói thấy Ma mà có lợi thì không đúng. Việc ấy có thể bất lợi thì đúng hơn.
      Còn nói rằng nhờ vậy nên biết mà tránh những chỗ có nhiều người Chết thì không đúng. Bởi vì, chỗ người Chết kia cũng như các chỗ khác, đâu có gì là phải tránh. Hơn nữa, con Ma ấy là nó đã tái sanh ra ở kiếp sống mới. Nó cũng đi đó đây, đâu có ở nơi chỗ trước kia tiền thân nó đã Chết. Cho nên, chỗ bạn thấy nó chưa hẳn là chỗ trước kia có người Chết.

      Chúc bạn an vui.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Tại tôi nghe người ta nói về ma thần vòng nhìu qúa

      Xóa
    3. Bạn thân mến!

      Như vậy là bạn chỉ nghe quá nhiều, và để rồi bận tâm quá nhiều vào những đề tài lặt vặt, cũng vì đó mà xao lãng những đề tài chính.
      Cho nên, bây giờ muốn để thấy thực tế, thì hãy thực hành theo phương pháp như trên.

      Chúc bạn an lành.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
    4. Vậy thì mình fải ngồi thiền dc bao lâu mới có thể thấy ma vậy admind

      Xóa
    5. Bạn thân mến!

      Người có quyết tâm tu để Giác ngộ-Giải thoát, thì Thiên Ma thường thăm viếng, chứ không lệ thuộc việc người ấy đã tu được bao lâu hay ngồi tọa thiền được bao lâu.
      Như nếu muốn nhờ tọa thiền mà đủ công phu để sanh ra 1 khả năng đặc biệt, có thể chủ động thấy Ma (Dân), thì người ấy phải ngồi được suốt ngày!
      Còn khi đang ngồi thiền thì không bao giờ thấy Ma (Dân), vì khi đó tâm thường tương ứng ở vào cõi giới cao hơn cõi của chúng nó nhiều lần.

      Mến thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    6. Người ta nói chỉ cần mở luân xa 7 là có thể thấy ma đó admind

      Xóa
    7. Luân xa 7, là một khái niệm của phái Yoga về 1 trong các đại huyệt nơi cơ thể của con người. Theo họ, mở các Luân xa đồng nghĩa với có thần thông phàm phu.
      Dù vậy, mở nó ra thấy Ma hay không thì trên Trangphattu cũng chưa ai thử nghiệm và cũng không hề quan tâm. Bởi vì, sau khi đã xác định Đức Phật là bậc Giác Ngộ Tối Thượng rồi; thì mọi người trên TRANG chỉ còn biết tin tưởng và kính trọng Chánh Pháp của Ngài mà thôi, nên các loại học thuyết khác đều không còn giá trị trong đời.

      Mến chúc bạn an vui.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  4. Cho nên trong lòng cũng cảm thấy sợ sợ
    Ngoài cách ngồi thiền ra ko lẽ ko có cách nào khác hết hả admind

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn thân mến!

      Người mới tập tu thiền, thì không thể ngồi thiền mà trừ được sự sợ hãi.
      Cách hay nhất, dễ nhất để trừ nỗi sợ hãi, là thực hành viên mãn 5 điều Giới.

      Chúc bạn an lành.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Tôi ko bị sợ hãy khi ngồi thiền^_^

      Xóa
    3. Bạn Tran Nhan thân thương!

      Thật đáng mừng vui khi biết bạn từng tu tập thiền pháp, và điều ấy đã giúp bạn có thêm định tâm và nghị lực.
      Dù vậy, nếu nói không bị sợ hãi khi ngồi thiền, thì chỉ đúng với những ai đã loại trừ hoàn toàn ác pháp mà thôi.
      Khi nào, bạn thử vào nơi 1 khu hoang vắng và ngồi thiền ở đó thử coi mới biết!
      -Lửa thử Vàng, gian nan thử Sức.
      Tuy nhiên, Đức Phật đã từng khuyên là đừng nên thử như trên.

      Chúc bạn an lành.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  5. Tôi chưa từng thử và chắc cũng ko dám thử. Nghe đến là thấy ghê rồi
    Nếu mà gặp ma hoài thì chắc có ngày lờn thuốc thì mới ko sợ ma thôi ak. Gặp ma thì ko sao chứ Gặp quỷ mặt măm thì mới chết đó
    Có 1 lần nữa đêm toi thấy có 1 cái bóng đứng trước mặt tôi và nó múa hoài. Tôi có dụi mắt mấy lần nhưng nó cũng vẫn múa. Thôi kệ no múa mệt thì nó nghĩ tôi đi ngũ tiếp^_^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn thân mến!

      Đừng nên thử!
      Đức Phật đã can ngăn, vì biết rõ chúng ta không phải Vàng ròng, nên đừng đem thử Lửa.
      Còn cái bóng nhảy múa mà bạn kể́, nếu không phải là ảo tưởng, thì là Ma thật rồi đó.
      Tuy nhiên, bạn cứ ung dung đi ngủ. Vì nó ở cõi giới thấp hơn loài người. Loài người là bề trên của nó, nên nó không dọa ai được cả; trừ với người nhút nhát, yếu bóng vía.

      Chúc bạn an lành.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Tôi thấy sợ ma làm gi cho mệt vì ma là ma đã thành còn mình là ma chưa thành
      Nhưng sợ ma vẫn là cá cổ hữu trong con người. Chắc khi nào ai đó loại bỏ dc tầm và tứ thì có thể mới hết sợ ma

      Xóa
    3. Bạn thân mến!

      Trên Trangphattu nầy thì không có ai tập tu học để làm Ma chưa thành cả.

      Đúng như bạn nói, thì sợ Ma vẫn là cố hữu trong nhiều con người.
      Còn bạn nói chắc khi nào ai loại bỏ được tầm và tứ thì mới hết sợ Ma thì quá xa xôi so với thực tại.
      Còn Tầm là gì và Tứ là gì vậy?
      Bạn ơi! Hãy nên chú tâm thực hành, sẽ có lợi ích nhiều hơn nói.

      Mến thương.
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    4. Ngồi thiền khó lắm chứ bộ.chứ đâu fải dễ đâu. Fải ngồi dễ thì ai cũng ngồi hết rồi. Ngồi lâu mõi lưng, mõi cổ... khi xả thiền thì nhức ko chịu nỗi
      Với lại phật tử tại ga làm sao mà ngồi thiền dc: lúc ngồi thiền thì bỏ hết nhưng lúc ko ngồi thì cái nào cũng làm hết. Cho nên rất mâu thuẩn( giống như lên núi tu luyện xong rồi xuống núi vậy đó). Nếu mà mâu thuẩn như vậy hoài thì có ngày bị đảng trí chắc

      Xóa
    5. Bạn Tran Nhan thân thương!

      Trangphattu rất cảm thông với tâm tư của bạn!
      Quả thật, pháp Tọa thiền là rất khó đối với người Cư sĩ tại gia. Bởi vậy, Đức Phật không hề dạy pháp ấy cho người Cư sĩ. Trên Trangphattu cũng chưa từng khuyến khích người Phật tử tại gia hành trì pháp ấy, trừ khi đó là người đặc biệt có thiện duyên, hoặc có trạng thái u uẩn về tâm lý.
      Nhưng, pháp tu Bát Quan Trai Giới và Ngũ Giới thì trên TRANG luôn nhắc, luôn bàn tới. Pháp ấy, phù hợp với mọi đối tượng, đem lại lợi ích rất lớn và thiết thực.
      Và pháp ấy cũng chỉ cần đến sự thực hành.

      Chúc bạn luôn an lành.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
    6. Cho nên lâu lắm rồi tôi ko ngồi thiền vì thấy lợi ích thì ích mà tác hại thì nhiều. Mà ngồi thiền như vậy thì chắc chắn rơi vào thiền ngoại đạo rồi( ngồi như vậy còn thua ngồi 1 chút để suy nghĩ suy nghĩ)
      Tuy bây h tôi ko ngồi thiền nữa nhưng hình như còn bị dư âm lại sao ấy mà thấy cơ thể lúc nào cũng ở trạng thái thả lõng. Rồi từ từ tôi vận dụng cái thả lỏng ấy cho toàn bộ cơ thể để có dc 1 tâm trạng rất là bình tĩnh

      Xóa
    7. Bạn thân mến!

      Bạn hành thiền như thế nào mà thấy lợi ích thì ít mà tác hại thì nhiều vậy?
      Bạn thử nói lên những gì mà bạn cho là tác hại, để Trangphattu có thể phân tích nhiều hơn cho bạn.

      Nếu hợp lý, thì phải nói rằng:
      -Ngồi thiền theo kiểu Ngoại đạo, thì ít có lợi ích gì liên hệ đến Tâm giải thoát; là không có lợi đối với người có Tâm xuất gia,
      chứ chưa hẳn là có hại đối với người sống trong đời, hay với người tu mà không cần hướng về Giải thoát.
      Nếu tọa thiền đúng pháp, theo Chánh Giáo; thì dù bạn chỉ thực hành 1 phút vẫn có lợi ích khá lớn, chứ không thể nào là có hại được.
      Cho nên, nếu bạn ngồi thiền mà thấy có hại, là do bạn thực hành theo kiểu như Ngoại đạo mà thôi.

      Pháp hành thiền Chân chánh thì có nhiều. Dù vậy, khi ngồi thiền; bạn hãy chuyên tâm về 1 ý niệm xả ly, từ bỏ, là đúng trong điều kiện của bạn nói riêng và của người Cư sĩ nói chung.
      Còn đặc tướng của thiền Ngoại đạo là gì, bạn có biết không?
      Tiện đây Trangphattu cũng nói ra luôn cho bạn và mọi người cùng biết.
      Có 4 đặc tướng để phân biệt:
      1. Loại Yoga, như Pháp Luân Công; hướng tâm đến mở Luân xa, để có khả năng đặc biệt như kiểu có thần thông.
      2. Loại Đốn ngộ, theo mấy ông tổ.
      3. Loại Tham thoại đầu, với những đầu thoại không thuộc về Tứ Niệm Xứ.
      4. Loại Thiền cóc, như của Thanh Hải Vô Sư, Cao Đài, Hòa Hảo...; không ra một thể loại nào.
      Đó là 4 đặc tướng hiện đang thịnh hành.

      Chúc bạn luôn an lành.

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  6. Tác hại: mõi lưng, cổ cong( cổ và đầu hướng về phía trước), quên trước, quên sau. Tôi ko ngồi thiền nữa là vì tôi sợ bị cổ cong. Tôi cũng thấy 1 số bức ảnh có 1 vài nhà sư khi ngồi thì cổ cũng hơi cong về phía trước( sư nam tông)

    Tôi chú tâm vào phòng xẹp bụng và để ý hơi thở chạy từ nhân trung xuống bụng là vì khi niệm phật hồi lâu thì cảm thấy rất mệt mõi rồi tự nhiên thấy hít ra thở vào khỏe hơn và ít ý niệm khởi lên hơn rồi tôi bắt đầu thực hành thiền bằng phương pháp ấy luôn và cộng với chút xíu lấy từ trên mạng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Tran Nhan thân thương!

      Ngồi Thiền đúng là tùy sự học, hiểu biết và thực hành của từng người, chứ chưa chắc ông sư Nam Tông là đúng đâu à.
      Lâu nay bạn Ngồi như vậy, đúng ít mà sai nhiều, do bạn chưa rõ về căn bản.
      Ngồi-Thiền có 2 phần, Ngồi là thuộc về thân, còn Thiền là thuộc về Tâm.
      Đức Phật dạy như sau:
      -Thân: Ngồi Kiết già, Lưng thẳng.
      -Tâm: Tỉnh giác, An Trú Chánh niệm Trước mặt.
      Bây giờ, bạn hãy tập lại đúng theo lời dạy trên, với Tâm xả ly-từ bỏ tất cả.
      Thực hành đúng như trên, dù mỗi lần bạn chỉ Ngồi-Thiền từ 10 đến 15 phút, bạn cũng sẽ thấy có giá trị rất lớn!

      Sở dĩ bạn Ngồi mà mỏi lưng, vì lưng không thẳng và ưa gắng ngồi lâu. Với Cư sĩ, thời gian lâu không quan trọng, mà hành đúng quan trọng hơn.
      Còn quên trước quên sau, là do bạn ngồi lâu trong hôn trầm, trì trệ.
      Về Kiết già, bạn nên tập. Ban đầu khó, về sau sẽ quen. Như không thể Kiết già được, thì tạm theo tư thế Bán già vậy.
      Tuy nhiên, nếu muốn lên cao, thì buộc phải Kiết già thôi.

      Về niệm Hơi thở rất tốt cho sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, bạn phải chuyên tâm vào đối tượng. Còn nếu tâm không chuyên chú được, thì hãy tập xả ly-từ bỏ sẽ dễ hơn.
      Hãy thực hành, bạn nhé, vì thực hành đúng mới cảm nhận lợi ích, mới có thể nói đúng và có giá trị.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. vâng tôi sẽ cố gắng
      tôi thấy tâm trạng bây h của tôi tốt hơn lúc trước rất nhìu. tôi mới có thực hành giáo pháp nguyên thủy khoảng từ lúc tết tây đến giờ đó
      khi ngồi thiền tôi mới thấy khi nào mà giữ giới viên mãn thì mới ko bị 5 ấm ma. nếu ko giữ giới dc thì 5 ấm ma cứ xuât hiện hoài( 1 bài hát iu thích, công việc, tình iu, tiền bạc...). nếu mà như vậy thì lâu ngày sẽ bị quên trước quên sau thui mất đó
      người tại gia làm sao mà giữ dc gần 300 giới của nhà phật được

      Xóa
    4. Bạn thân mến!

      Về Giới, thì người nào càng phát nguyện giữ càng nhiều càng tốt. Dù vậy, Giới có nghĩa trong Giới hạn của mình. Với bạn, thì Giới hạn trong 5 hay 8 Giới của người Cư sĩ mà thôi, chứ chẳng ai đòi hỏi người Cư sĩ hành đủ Giới điều như hàng Tỳ khưu-xuất gia cả.
      Còn lại, là những dục lạc ngoài phạm vi của Giới.

      Bởi vậy, nên khi người Cư sĩ muốn hành Thiền; thì phải hướng tâm đến sự xả ly-từ bỏ, để loại trừ những ý niệm thiên về các dục lạc-dục vọng ngoài phạm vi Giới kể trên.
      Cho nên, nếu hành đúng Chánh Pháp; thì tuy nghe qua tưởng như đơn giản, nhưng pháp ấy đã đủ vẹn toàn, không hề khiếm khuyết.

      Mến thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    5. Đúng là ý quyết định
      nhưng nếu ko có cái thân này thì làm sao mà gây nghịp cho dc. Mấy cái giới nào mà ko liên quan đến dục vọng của cơ thể thì rất dễ đoạn trừ. Còn mấy cái giới nào mà liên quan đến dục vọng của cơ thể thì rất là khó thực hành như: dục ăn,còn dâm dục nữa là cái giới rất là khó( bắt buộc fải fải liên quan đến thân và ý)
      Có phải lúc admind ngồi thiền thì hơi thở rất là nhẹ , cơ thể ít phản ứng với môi trường xung quanh đúng ko. Thì đó rõ ràng là thân và ý rồi

      Xóa
    6. Bạn thân mến!

      Ý là ông chủ, là anh cả.
      Thân là đầy tớ, là em út.
      Khi không có thân, hay thân bất toại, như đang bịnh liệt giường chẳng hạn, thì Ý vẫn tạo nghiệp như thường, chứ nó không cần đợi Thân làm.
      Một ví dụ ấy chắc đủ rồi.

      Mến thương.
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  7. Còn lợi ích thì làm giảm lợi 1 số dục như: dục ăn, dục ngủ, dâm dục, làm chậm lại phản ứng của cơ thể( muỗi chích, tê, đau...)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn thân mến!

      Về lợi ích thì bạn nói gần đúng hoàn toàn rồi đó.
      Bạn cũng nên hiểu rằng:
      -Giới, là gốc của Định.
      Cho nên, người đủ Giới, dù không Thiền vẫn sẵn có Định. Ngược lại, thì dù Thiền được Định cũng rất dễ mất, và nó không đem lại giá trị về Trí tuệ và Đạo đức.

      Mến thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. tôi thấy kìm chế dục thì cũng phải kìm chế 2 thư là gồm thân và ý. khi cơ thể thả lõng ra rồi thì thân tâm ít nõi nóng và cảm thấy rất bình tĩnh và ít ham muốn với nhiều thứ xung quanh

      Xóa
    3. Bạn thân mến!

      Về kiềm chế dục vọng hay bất kỳ thứ gì khác, thì Ý là chủ động.
      Đức Phật đã dạy:
      Ý dẫn đầu các pháp.
      Ý làm chủ, Ý tạo...

      Cho nên, khi Tâm-Ý trong sạch, thì không lo chi chuyện phải kiềm chế ở nơi Thân, vì Thân sẽ không khởi lên.
      Tuy nhiên, vẫn phải phòng hộ về Thân để ngăn ngừa sự tiếp xúc.
      Xúc, là 1 trong 12 mắc xích Nhân-Duyên.
      Muốn chặt xích xiềng thì không thể nối thêm mắc Xúc!

      Kiềm chế, là thuộc về Giới, nhưng nó không có công năng đoạn trừ.
      Hướng tâm từ bỏ-xả ly, là thuộc về Thiền-Định mới có công năng ấy.

      Chúc bạn an vui.
      TRANGPHATTU.

      Xóa
  8. admind oi? phật có thuyết thần chú bao giờ ko vậy
    nếu chú đại bi linh nghiệm như vậy thì khác nào càng niệm càng gây nghiệp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Tran Nhan thân mến!

      Rất vui khi có bạn ghé lại thăm TRANG.
      -Phật không thuyết Thần chú bao giờ cả.
      Còn câu sau thì bạn đặt vấn đề không hợp lý nên Trangphattu không luận bàn đến được.
      Giả sử bạn nói 1 trong 2 câu như sau thì mới có nghĩa:
      1-Nếu chú Đại Bi linh nghiệm như vậy, thì phải chăng người càng niệm càng bớt nghiệp?
      Hoặc là:
      2-Nghe nói chú Đại Bi linh nghiệm, như vậy người càng niệm có càng tạo ra nghiệp gì không?

      Chúc bạn an lành!

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  9. Chú đại bi có 1 phần công dụng là để trừ tà ma, sơn thần, quỷ quái..... như vậy có fải càng niệm càng gây nghiệp ko
    Đạo phật là đạo từ bi mà. Vậy đệ tử của phật cần những thứ đó làm gì. Nó chẳng khác gì là phương tiện để gây tạo nghiệp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói chú Đại Bi có công dụng ấy, thì Trangphattu mới nghe, chứ chưa thấy và không hề có cơ sở hợp lý để tin.
      Tuy vậy, nếu thực trừ được Tà ma, Sơn thần, Quỷ quái, cũng chẳng phải là gây tội nghiệp!
      Ví dụ như, 1 người đốt Nhang Muỗi để đuổi Muỗi, chẳng phải người ấy đã tạo nghiệp sát hại loài Muỗi!
      Cho nên, việc ấy không liên hệ gì đến Đạo Phật và Từ Bi, mà chỉ do bạn tự tưởng tượng ra thôi.

      Vậy đệ tử của Phật cần những thứ đó làm gì?
      Đệ tử của Đức Như Lai, như Tăng đoàn ngày xưa, cho tới hiện tại, hay như người Cư sĩ như chúng tôi, đều không cần dùng làm gì các loại Chú.
      Còn kẻ lâu nay dùng, thì chỉ là đệ tử trên danh nghĩa, nên không có gì lạ.
      Nói tóm lại, bạn nên học tập về Chánh Pháp, để có được tri thức, nếu không thì sẽ luận bàn lan man lắm đó.

      Thân thương!
      TRANGPHATTU.

      Xóa
    2. Đuổi muổi với bắt muỗi thì khác nhau mà

      Xóa
  10. Sự tích chú đại bi nói vậy mà trên youtobe ấy
    Chẳng những trừ dc mà còn điều khiển dc nữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn thân mến!

      Youtube cũng như dạng mạng xã hội Facebook vậy. Ai tham gia cũng được, với nội dung không giới hạn. Bởi vậy, đâu có thể lấy Youtube làm chuẩn mực cho được!

      Xóa
    2. Mà người ta làm film mà

      Xóa
    3. Bạn thân mến!

      Không lẽ hễ làm Film là chân lý rồi sao? Đáng để tin tưởng rồi sao? Bạn không thấy, như loại Phim Tây Du Ký chẳng hạn, chỉ là giả tưởng để mua vui cho con nít thôi sao!

      TRANGPHATTU.

      Xóa
  11. Bây giờ trên youtobe nhìu lắm như: vô lượng thọ, thần thông cung trời đao lợi, địa tạng vương bồ tác, dịu pháp liên hoa............

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn các thứ như Vô Lượng Thọ, hay A Di Đà, hay Quán Âm, Địa Tạng...v.v, thì đã thịnh hành từ cả ngàn năm qua, đâu có chi lạ.

      Xóa

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN