-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

2 thg 4, 2013

NIỆM PHẬT-PHÁP-TĂNG

,Liên quan đến 1 bài Post trên Opera-Trangphattu, có bạn đọc đặt câu hỏi cho Ban Quản Trị qua Chuyên mục Bình-Luận trên Google-Blogspot với nội dung:
,-Xin Admind giải thích cho tôi hiểu rõ câu
NIỆM PHẬT, NIỆM PHÁP, NIỆM TĂNG.

,Do nhân duyên ấy nên nay Trangphattu viết phần bổ sung cho bài đăng kỳ trước.
,Sau đây là Lời Hồi Đáp cho bạn đọc và cũng là phần mở rộng cho nội dung bài đã viết; và đây cũng chính là bài Post mới với cùng tựa-chủ đề:
NIỆM PHẬT
-Đúng Theo Chánh Pháp




(Tiếp Theo)

,NHỮNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO
đều thường nghe nói rằng: Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo; là 3 ngôi quý báu, tối thượng ở trên đời.
,Thế nhưng, như thế nào, hay
-Ý nghĩa nào là nói lên sự Quý báu và Tối thượng?
,Đây, chính là Nội dung mà người muốn Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng nói riêng; hay người Phật Tử và mọi tín đồ Phật Giáo nói chung cần phải hiểu biết; và đây cũng chính là Ý Nghĩa của câu:
Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng.

I-NIỆM PHẬT:
,Đức Phật dạy, Niệm Phật là Niệm như sau:
,-Đây, là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

,Cần biết rằng, không phải Đức Phật dạy chúng ta học thuộc lòng để đọc, hay để Niệm suông về các Danh Hiệu kể trên như kiểu Đại Thừa phi Phật Giáo niệm câu:
-Nam mô A Di Đà...;
mà phải hiểu ý Ngài là dạy chúng ta cần hiểu biết và ghi nhớ về Ý Nghĩa của các Danh Hiệu ấy.
,Ý Nghĩa của các Danh Hiệu trên nói lên
Công-Hạnh của các Đức Phật.
,Qua đó, người Niệm Phật sẽ thực hiểu biết như thế nào là một vị Phật thật có trong lịch sử. Nhờ thực hiểu biết về 1 vị Phật, do đã hiểu biết và ghi nhớ về các Danh Hiệu của Ngài, và cũng chính là Công-Hạnh của Ngài; nên người ấy sẽ không bị bất kỳ kẻ nào mạo danh lừa gạt.

,Hãy xem môn đồ của Đại Thừa, hay Khất Sĩ, cũng như nhiều Giáo Phái xưng danh Đạo Phật khác; vì họ không thực hiểu biết như thế nào là Công-Hạnh của 1 vị Phật, nên họ đã bị lừa gạt bởi những cái tên như:
-A Di Đà, hay Địa Tạng, hay Quán Âm...;
cũng như nhiều những tên bịa đặt khác, mà trải qua hàng ngàn năm vẫn không từ bỏ được sự ngu si do mê chấp vào huyễn hoặc.

,Và sau đây là Ý Nghĩa của từng Danh Hiệu nêu trên mà một người nếu muốn
Niệm Phật đúng theo Chánh Pháp
thì cần phải được hiểu biết.
[1]-Như Lai:
có nghĩa là "đến như vậy".
,Hiểu đầy đủ và rộng nghĩa hơn là:
,-Một vị Phật đến thế giới nầy, là sự đến của 1 vị Bồ Tát; vi diệu, bất khả tư nghì (không thể nghĩ bàn), theo truyền thống của các Đức Phật tiền bối như vậy; và không thể có một ai hay một chúng sanh nào khác, (trừ vị Bồ Tát kế tiếp) có sự đi đến hay sự xuất hiện vi diệu như Ngài.
,Đức Như Lai đã đến thế giới nầy như thế nào và đặc biệt khác mọi chúng sanh ra sao, thì xin mời các bạn đọc vào trong phần:
KINH ĐẠI BỔN.

[2]-Ứng Cúng:
có nghĩa là Tương ứng với sự Cúng dường của cả Chư Thiên và Nhân Loại.
,Ứng Cúng có nghĩa chính là A La Hán.
,Đức Phật thừa Công Đức để thọ dụng mọi sự Cúng dường, vì Ngài là 1 bậc A La Hán-vị đã Giải Thoát sanh tử.
,Cần biết rằng, dù chưa chứng quả vị Phật và Giải Thoát; thì vị Bồ Tát cũng thừa Công Đức để thọ dụng mọi sự Cúng dường, bởi Ngài sẵn có Công-Hạnh (Ba La Mật) vô cùng lớn mà không thể có chúng sanh nào so sánh được.
[3]-Chánh Biến Tri:
có nghĩa là sự Hiểu biết Chân chánh, đúng như Sự Thật, khắp giáp không sai sót.
,Trí tuệ của Đức Như Lai là vô cùng, không giới hạn. Ngay cả vị Thanh Văn A La Hán hay vị Phật Độc Giác cũng không thể nào so sánh nỗi.
[4]-Minh Hạnh Túc:
có nghĩa là Viên mãn, tròn đầy cả về Trí Tuệ Giải Thoát-Vô Lậu và về Công-Hạnh Bồ Tát thâm diệu; cả về Tam Minh (Thần thông) và Đức-Hạnh của 1 bậc đại Thánh nhân.
[5]-Thiện Thệ:
có nghĩa là khéo qua biển Vô Minh để đến bến bờ Đại Giác Ngộ, là bậc đã thành tựu mọi thệ nguyện lớn lao và cao thượng (Ba-la-mật).
[6]-Thế Gian Giải:
có nghĩa là sự hiểu biết-thấy biết như thật, không sai sót, để Giải thích được về tất cả pháp Thế gian.
[7]-Vô Thượng Sĩ:
có nghĩa là 1 bậc Hiền Sĩ, có Trí tuệ và Nhân cách Vô thượng.
[8]-Điều Ngự Trượng Phu:
có nghĩa là bậc Trượng phu đầy uy lực và thiện xảo về việc Điều phục và Ngự trị; tức là việc Giáo hóa và Nhiếp phục, đối với tất cả mọi sanh loài.
[9]-Thiên Nhơn Sư:
có nghĩa là bậc Thầy của cả Chư Thiên và Nhân Loại.
,Dù là Chư Thiên hay Nhân Loại, hay bất kỳ chúng sanh nào; hoặc bất kỳ 1 vị xưng là Thần-Thánh hay Chúa tể nào; cho đến vị Thánh Thanh Văn A La Hán hay Độc Giác Phật, thì cũng chỉ mới đáng làm học trò của 1 Đức Phật Toàn Giác mà thôi.
[10]-Phật—Thế Tôn:
-Phật:
có nghĩa là bậc Toàn Giác, là bậc đã Giác Ngộ Hoàn Toàn; không còn gì là sai sót hay khiếm khuyết.
-Thế Tôn:
có nghĩa là bậc Tôn quý nhất trong Thế giới.

,Như vậy,
-Niệm Phật, là Tưởng Niệm về Công-Hạnh của Đức Như Lai.
,Sau khi thực biết Ý Nghĩa của 10 Danh-Hiệu và cũng là Công-Hạnh của 1 vị Phật rồi; nhờ đó, người Niệm Phật sẽ biết xác quyết rằng:
,-Đức Phật, là bậc Tối Thượng ở đời.
,Từ đây, người ấy sẽ hết lòng cung kính và phát nguyện học tập hay quy y theo Ngài, trong Chánh Tín. Và mỗi khi người ấy Niệm tưởng, tức Nhớ-Nghĩ về Đức Phật, là Nhớ-Nghĩ về các Công-Hạnh tối thượng của 1 Đấng tối thượng. Nhờ vậy, nếu người ấy khởi tâm cung kính, hay học tập, hay quy y theo Ngài; thì người Niệm Phật ấy sẽ tuần tự đạt được những lợi ích tối thượng.
Đó là nói về sự thực hành và lợi ích đối với pháp tu Niệm Phật.

II-NIỆM PHÁP:
,Đức Phật dạy Niệm Pháp là Niệm như sau:
-Pháp là Tối Thượng ở đời.
,-Pháp được Đức Như Lai khéo léo thuyết giảng.
,-Pháp ấy, là thiết thực hiện tại; vượt ngoài thời gian, không bị chi phối bởi thời gian.
,-Đến với Pháp, là để thấy, để biết như thật về Sự Thật.
,-Pháp ấy, chỉ người có Trí mới có thể hiểu được.
,-Pháp có công năng hướng thượng và chân chánh giúp người thực hành diệt tận khổ đau.


,Cũng như việc Niệm Phật, không phải Đức Phật dạy chúng ta học thuộc lòng và đọc tới đọc lui mấy câu trên thì gọi là Niệm Pháp; mà người Niệm Pháp cần hiểu biết về Ý Nghĩa của những lời dạy ấy.
,Ý Nghĩa ấy nói lên
Công-Đức của (Chánh) Pháp.
,Như vậy,
-Niệm Pháp, là Niệm về Công-Đức của Giáo Pháp do các Đức Như Lai tuyên thuyết.

[1]-Pháp là Tối Thượng ở đời.
,Thật vậy!
,Ai đã từng nhàm chán và sợ hãi với những gì thuộc về Thế giới, và đã từng nếm được vị ngọt trong Chánh Pháp mới cảm nhận được điều ấy.
,Ngày xưa, khi Đức Phật Thích Ca còn là Thái tử Tất Đạt Đa; Ngài sống trong cảnh vương quyền, với đầy đủ mọi lạc thú thế gian.
,Thế rồi một ngày kia Ngài cùng Sa Nặc dạo ra ngoài thành, và thấy 4 hiện tượng Sanh, Già, Bịnh và Chết; thuộc về
Sự KHỔ

lớn nhất giữa cuộc đời mà không có một ai thoát được.
,Rồi Ngài nhận ra rằng:
,-Sự sung sướng, hạnh phúc của mình nay chỉ là tạm bợ, và cuối cùng thì không tránh được những nỗi thậm khổ.
,Rồi Ngài ra đi tìm Phương-Pháp để giải thoát khỏi Sự Khổ, và cuối cùng Người đã tìm ra
CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT,

Diệt Khổ và dẫn đến sự Giác Ngộ.
,Con Đường ấy, cùng với tất cả những gì liên quan đến Con Đường mà Ngài đã Giác Ngộ và truyền dạy cho môn đồ-đệ tử; đó, chính là Pháp (Môn tu).
,Như vậy, ngay cả 1 vị Bồ Tát cũng phải nhờ Pháp mà Giác Ngộ, mà thoát Khổ.
,Cho nên, (Chánh) Pháp thực là Tối Thượng ở đời.
[2]-Pháp được Đức Như Lai khéo léo thuyết giảng.
,Pháp ấy, được Đức Như Lai tuyên thuyết; là bậc đã Hoàn toàn Giác ngộ, liễu đạt; chứ không phải được nói ra từ 1 người có sự hiểu biết còn khiếm khuyết; vì vậy, đó là pháp khéo thuyết chứ không phải vụng thuyết như các đạo sĩ khác.
[3]-Pháp ấy, là thiết thực, hiện tại;
vì là những pháp môn cần thiết để cho bất kỳ ai đang đau khổ, thống khổ, ưu sầu...; cũng đều có thể kịp thời áp dụng để tự mình hóa giải khổ đau, và sẽ có kết quả thiết thực ngay liền trong hiện tại chứ không phải đợi chờ lâu.
-Pháp không bị chi phối bởi thời gian, niên đại hay bất cứ ai...
,Thật vậy!
,Dù là vị Phật ra đời trước Đức Phật Thích Ca đã nhiều hiền kiếp lâu xa, cho đến các bậc thành Phật trong vô lượng kiếp về sau; thì Pháp ấy cũng chỉ có một không hai, và cũng được các Đức Phật vị lai trùng tuyên như chính lời Phật Thích Ca đã tuyên thuyết trong kiếp nầy, hoàn toàn không sai khác.
,Lại nữa, Pháp ấy là Chân Chánh và không vì bị bất kỳ lý do gì hay bất kỳ tác nhân nào mà làm cho thay đổi.
Ví dụ như:
,Người hành thiện pháp thì chắc chắn sẽ hưởng được quả phúc-lạc; ngược lại, người tạo ác nghiệp thì chắc chắn phải lãnh thọ quả khổ đau; chứ không vì lý do gì mà có thể sai khác hay trái ngược kết quả lại được.
,Cũng vậy, người đi đúng lộ trình Giới-Định-Tuệ thì có thể Giải Thoát-Giác Ngộ; ngược lại, người không đi đúng theo con đường thì không thể đạt kết quả...v.v.
[4]-Đến với Chánh Pháp, là để Thấy, để Biết; Như Thật, về Sự Thật.
,Sự Thật ở đây, chính là 4 Chân Lý: Khổ, Tập, Diệt, Đạo; hay còn gọi là Tứ Đế, tức là 4 Thánh Đế.

,Những gì được gọi là 4 Sự Thật-Chân Lý?
1. Đây, là Khổ;
là Chân Lý thứ nhất, khẳng định về Sự Khổ.
,Tất cả các pháp sanh-diệt, đặc biệt là các pháp thế gian; cùng tất cả những gì mà xưa nay con người thường cho đó là Hạnh phúc, là Sung sướng, là An lạc...; đều là pháp Khổ, vì nó là Nhân Khổ, là Duyên với Khổ và có Quả Khổ.
Đó, là Khổ Đế.
2. Đây, là Khổ Tập-Khởi,
(là Nguyên Nhân sanh khởi, là Tập hợp của Sự Khổ);
là Chân Lý thứ hai, khẳng định về Nguồn Gốc, Nhân sanh ra Sự Khổ.
,Ngài dạy:
,-Tâm Tham-Ái là Nhân sanh Khổ.
,Đúng vậy!
,Một chúng sanh, hoặc có Thân nầy, hoặc có Tâm nầy; thì chắc chắn sẽ phải chịu vô thường, biến hoại, hủy diệt. Đó, là Sự Khổ.
,Sở dĩ có Thân Tâm nầy tồn tại ở thế giới nầy là do Tâm Chấp Thủ duyên sanh.
,Tâm Chấp Thủ nầy, là do Tâm Tham-Ái duyên sanh.
,Như vậy, Tâm Tham-Ái chính là Khổ Nhân; và tất cả những gì duyên Tham-Ái sanh, là Tập hợp của 1 khối Khổ lớn.
Đó, là Tập Đế.
3. Đây, là Khổ Diệt;
là Chân Lý thứ ba, khẳng định về 1 trạng thái hoàn toàn không có mặt của Sự Khổ; hay hoàn toàn Diệt Khổ, vĩnh viễn chấm dứt sự đau khổ.
,Đức Phật gọi trạng thái ấy là Niết Bàn.
Đó, là Diệt Đế.
4. Đây, là Đạo lộ, là Con Đường Diệt Khổ;
là Chân Lý thứ tư, khẳng định về Con Đường, tức Đạo lộ; hay 1 Lộ Trình, 1 Phương Pháp; để Diệt trừ tất cả mọi đau khổ, thể nhập trạng thái Niết Bàn vô sanh diệt.
Đó, là Đạo Đế.
,Đạo lộ, hay còn được gọi là Thánh Đạo 8 Ngành. Trong đó, Chánh Tri Kiến dẫn đầu; và đã được Đức Phật thuyết giảng đầy đủ trong:
ĐẠI KINH BỐN MƯƠI.


,Như vậy, người đến với Pháp; là để Hiểu, tiến tới để Thấy, để Biết như thật, về 4 Sự Thật-Chân Lý ấy;
chứ không phải đến để làm "Bồ Tát",
hay để làm «Pháp Chủ, Pháp Sư, Giảng Sư»;
càng không phải đến để làm "Hòa Thượng, hay Thượng Tọa...", hay làm Chánh Đại Diện, hay làm «Cư Sĩ Bồ Tát»...; hư danh, mê chấp, ngu muội và dối trá như đám Tạp Thừa phi Giáo Pháp!

[5]-Pháp ấy, chỉ người có Trí mới có thể hiểu được.
,Điều nầy khẳng định rằng, Pháp mà Đức Như Lai đã thuyết dạy, là khó thấy, khó biết; phải là người từng tích tập được 1 phần Phước-Trí Xuất Thế Gian thì mới có thể tin hiểu và chấp nhận.
,Thực tế giữa cuộc đời đã chứng minh.
,Giữa đời, không mấy ai biết được cõi đời là biển Khổ, thuộc về Chân Lý thứ nhất; chứ đừng nói chi chuyện biết đến Nguyên Nhân sanh Khổ, đến trạng thái Niết Bàn Khổ Diệt, và đến Đạo lộ hay Con Đường Diệt Khổ!
[6]-Pháp có công năng hướng thượng và chân chánh giúp người thực hành giảm khổ, cho đến đoạn tận khổ đau.
,Thực vậy!
,Ai từng thực hành theo Giáo Pháp do Đức Như Lai thuyết dạy thì sẽ thấy mình ngày càng thăng tiến, hướng thượng; cả về Tâm Hồn, Trí Tuệ và Đạo Đức.
,Người thực hành theo Chánh Pháp sẽ cảm thấy thân tâm mình ngày càng an lạc, giảm thiểu rất nhiều là những nỗi phiền muộn, khổ não trong đời sống thường nhật.
,Lại nữa, với những ai xuất gia, từ bỏ gia đình, sống trọn một đời sống không có gia đình, để mong tu hành thoát ly sanh tử; thì Chánh Pháp của Đức Như Lai sẽ là cứu cánh, là Con Đường, là Đạo lộ duy nhất dành cho họ.
,Trong thời Đức Phật còn tại thế, nhiều vị xuất gia đã chứng quả vị Giải Thoát nhờ đi trên Đạo lộ ấy.

Đó là Công-Đức của Chánh Pháp.
,Người Niệm tưởng để hiểu biết về Công-Đức của Pháp như vậy, gọi là Niệm Pháp.
Đó là nói về sự thực hành và lợi ích đối với pháp tu Niệm Pháp.

III-NIỆM TĂNG:
,Đức Phật dạy, Niệm Tăng là Niệm rằng:
-Diệu Hạnh, là chúng đệ tử của Đức Thế Tôn.
,Trực Hạnh, Chân Chánh Hạnh, Ứng Như Lý Hạnh, là chúng đệ tử của Đức Thế Tôn.


,Cũng vậy, không phải Đức Phật dạy chúng ta học thuộc lòng hay đọc suông mấy câu trên thì gọi là Niệm Tăng; mà người Niệm Tăng cần hiểu biết về Ý Nghĩa của những lời dạy ấy.
,Ý Nghĩa ấy nói lên
Đức-Hạnh của 1 vị Sa Môn-Tăng Sĩ;
là người đệ tử trong Giáo Pháp của Đức Như Lai.
,Như vậy,
-Niệm Tăng, là Niệm về Đức-Hạnh của một vị Sa Môn tu hành theo Chánh Pháp.
,Do không thực hiểu biết như trên, nên đa số người ở đời đã đến với hàng Ngoại đạo, Tà giáo và nhận lấy chúng làm Tăng Sĩ; để rồi được chúng truyền cho đủ điều tạp nhạp và đầy mê tín, huyễn hoặc.

,Và sau đây là Ý Nghĩa trong từng lời dạy ấy.
[1]-Diệu Hạnh:
là Hạnh Vi Diệu, hiếm có.
,Thật vậy!
,Một vị Sa Môn-Tăng Sĩ, là đệ tử của Đức Thế Tôn; thì vị ấy xuất gia vì mục đích hướng tới Giải Thoát-Giác Ngộ; và những gì giữa thế gian, vị nầy đã sẵn sàng để từ bỏ tất cả; không còn tham ưa, lưu luyến hay chấp thủ. Hơn nữa, để đạt đến đích Giải Thoát-Giác Ngộ; thì 1 vị Sa Môn phải thực hành rất nhiều pháp khó hành trì.
,Đó là một Hạnh hiếm có, khó làm, không dễ có ai làm được. Cho nên mới gọi đó là Hạnh Vi Diệu, chỉ có ở vị đệ tử Chân Chánh, sống theo Giáo Pháp của Đức Thế Tôn.
,Đó là Thắng Diệu Hạnh.
[2]-Trực Hạnh:
là Hạnh Chánh Trực, thẳng thắn.
,Phàm là con người giữa đời, thì thường sống theo lối "xấu che, tốt khoe". Nhưng 1 Sa Môn-Tăng Sĩ, là đệ tử của Đức Thế Tôn, sống theo Chánh Pháp; thì vị ấy như thế nào sẽ thể hiện ra đúng như vậy, không cần ngụy tạo, che dấu.
,Lại nữa, lỡ như có phạm lỗi gì; thì vị ấy sẽ chân thực trình bày, sám hối trước đại chúng; hay trước hội chúng Tăng mà không hề giấu diếm, che đậy tội lỗi của mình.
,Hạnh ấy, giữa đời thường không có được, và là một Hạnh cao quý, hướng thượng.
,Đó là Chân Trực Hạnh.
[3]-Chân Chánh Hạnh:
là Hạnh sống theo Thiện nghiệp, chỉ tuân hành theo Chánh Pháp, sẵn sàng bảo vệ và không bao giờ phản bội Chánh Pháp.
,Thực vậy!
,Đã là 1 vị Sa Môn-Tăng Sĩ, thì vị nầy thường sống theo Thiện nghiệp. Vị ấy chỉ chấp nhận, tôn thờ và tuân hành theo Chánh Pháp; chứ không chấp nhận bất kỳ loại Giáo điển hay Lý thuyết nào khác. Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, thì vị ấy sẽ bảo vệ và không bao giờ phản bội Chánh Tạng Giáo Pháp do Đức Như Lai tuyên thuyết và hiện được lưu truyền.
,Đó là Chân Chánh Hạnh.
[4]-Ứng Lý Hạnh:
là Hạnh tùy thuận theo Chánh Pháp để thực hành; và nhờ vậy nên vị Sa Môn-đệ tử Phật có khả năng thể nhập, liễu đạt về Chân Lý; dẫn đến quả Giải Thoát-Giác Ngộ, là châu báu mà giữa cõi đời hiếm có.
,Đó là Ứng Như Lý Hạnh.

Như vậy, là những Đức-Hạnh của 1 vị Sa Môn-Tăng Sĩ, đệ tử của Đức Thế Tôn.
,Người Niệm tưởng để hiểu biết và tôn kính về Đức-Hạnh của Tăng như vậy, gọi là Niệm Tăng.
Đó là nói về sự thực hành và lợi ích đối với pháp Niệm Tăng.

,NÓI TÓM LẠI,
-Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng; chính là Niệm về Công-Hạnh, về Công-Đức, về Đức-Hạnh của Phật-Pháp-Tăng.
,Nhờ đó, người Quán-Niệm sẽ xác định được rằng:
-3 ngôi Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng thật là châu báu tối thượng ở trên đời.
,Từ đó, người Tưởng-Niệm sẽ khởi tâm muốn học tập, thực hành và
QUY Y TAM BẢO.
, trong Chánh Tín.
,Nhờ đặt niềm tin chân chính vào những đấng tối thượng, ưu thắng; người ấy sẽ tuần tự đạt được những lợi ích vi diệu, thiết thực và tối thắng.
Như vậy, là ý nghĩa, là phương pháp thực hành và lợi ích đối với pháp môn tu
NIỆM PHẬT, NIỆM PHÁP, NIỆM TĂNG
mà người muốn Tưởng Niệm cần phải nên hiểu biết để khỏi bị mê lầm.

TRĂNG PHẬT TỪ.

1 nhận xét:

  1. Phần dành cho
    Bạn đọc
    Tham khảo thêm
    :

    [1]-Về
    10 DANH HIỆU PHẬT:

    1-Araham : Ứng Cúng.
    2-Samma sambuddho : Chánh Biến Tri.
    3-Vijja carana sampanno : Minh Hạnh Túc.
    4-Sugato : Thiện Thệ.
    5-Lokavidu : Thế Gian Giải.
    6-Anuttaro : Vô Thượng Sĩ.
    7-Purisadammasarathi : Ðiều Ngự Trượng Phu .
    8-Sattha devamanussanam : Thiên Nhân Sư.
    9-Buddho : Phật.
    10-Bhagavati : Thế Tôn.


    Bản (1)
    Trong Phạn ngữ, cũng có ghi những danh xưng để tôn kính Đức Phật được biết như sau:
    1-Tathāgata : Như Lai,
    -là người đã đến như thế hay người đã đến từ cõi Chân như.
    2-Arhat : Ứng Cúng,
    -là người đáng được cúng dường, đáng được tôn kính.
    3-Samyak saṃbuddha : Chánh Biến Tri
    -là người hiểu biết đúng tất cả các pháp.
    4-Vidyā caraṇa saṃpanna : Minh Hạnh Túc,
    -là người có đủ trí huệ và đức hạnh.
    5-Sugata : Thiện Thệ,
    -là người đã đi một cách tốt đẹp.
    6-Loka vid : Thế Gian Giải,
    -là người đã thấu hiểu thế giới.
    7-Anuttara puruṣa : Vô Thượng Sĩ,
    -là Đấng tối cao, không ai vượt qua.
    8-Puruṣa damya sārathi : Điều Ngự Trượng Phu,
    -là người đã điều chế được mình và nhân loại.
    9-Deva manuṣyānāṃ śāstṛ : Thiên Nhân Sư,
    -là Bậc thầy của cõi người và cõi trời.
    10-Bhagavān : Phật-Thế Tôn,
    -là Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính.

    Bản (2)
    1-Như Lai:
    (Phạn ngữ S.Tathàgata),
    -nương theo con đường như thật (Như) mà đến (Lai) và thành Chánh giác.
    2-Ứng Cúng:
    (S.Arhat),
    -xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời và người.
    3-Chánh Biến Tri:
    (S.Samyaksambudd-ha),
    -có khả năng biết rõ chính xác về các phương diện của vạn pháp.
    4-Minh Hạnh Túc:
    (S.Vidyàcaranasa-mpanna),
    -Tam minh
    (Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh) và các công hạnh đều viên mãn.
    5-Thiện Thệ:
    (S.Sugata),
    -dùng Nhất thiết trí làm phương tiện, thực hành Bát Thánh đạo mà nhập Niết bàn.
    6-Thế Gian Giải:
    (S.Lokavid),
    -rõ biết mọi việc của các loài có tình thức và không có tình thức trong thế gian.
    7-Vô Thượng Sĩ:
    (S.Anuttara),
    -bậc tối thắng, vô thượng trong tất cả chúng sanh.
    8-Điều Ngự Trượng Phu:
    (Purasa-Damyasarathi),
    -bậc đã chứng đắc phẩm vị cao cả nhất và khéo léo điều phục chúng sanh.
    9-Thiên Nhân Sư:
    (S.Sàstadevamànus-yànàm),
    -bậc thầy dạy của chư Thiên và nhân loại.
    10-Phật—Thế Tôn:
    (S.Buddha Bhagavat),
    -tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn và được thế gian tôn kính.

    [2]-Về
    CÔNG ĐỨC CHÁNH PHÁP:

    1 . Pháp được Đức Thế Tôn khéo thuyết giảng: Svàkkhàto Bhagavà dhammo
    (Dhamma is well taught by Lord Buddha):
    -Pháp dạy đúng như sự thật, khế cơ dẫn đến giải thoát.
    2. Thiết thực hiện tại:
    Sanditthiko (it is self-realized):
    -được tự thể nhập.
    3. Vượt ngoài thời gian:
    Akàliko (Timeless):
    -đúng qua ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai.
    4. Đến để mà thấy:
    -Ehipassiko (it is a come and see thing):
    -mỗi người cần thực hành Pháp mới thấy diệu dụng của nó.
    5. Có khả năng hướng thượng:
    Opanayiko (Leading onwards):
    -có tác dụng phát triển tâm và tuệ .
    6. Được người trí chứng hiểu:
    -Paccatam veditabbo vinnùhi
    (is understood individually by the wise):
    -chỉ có trí tuệ dẫn dắt công phu thực hành thì hành giả mới có thể giải thoát khổ.

    [3]-Về
    HẠNH SA MÔN-TĂNG SĨ:

    1- Diệu hạnh: Supatipanno
    (Good conduct):
    -thiện hạnh; hạnh lành.
    2- Trực hạnh: Ujupatipanno
    (Upright conduct):
    -hạnh chánh trực; thẳng thắn.
    3- Chánh hạnh: Sàmìcipatipanno
    (Right conduct Dutiful conduct):
    -đúng nghĩa phạm hạnh, chân chính tự độ và độ tha.
    4- Như lý hạnh: Nyapatipanno
    (wise conduct):
    -hạnh thuộc về sử dụng trí tuệ.

    TRANGPHATTU.
    (Tổng Hợp)

    Trả lờiXóa

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN