-----
Opera-Trangphattu—Nghệ Thuật-Văn Học—Phật Giáo Hiện Đại

21 thg 8, 2010

THẦN THÔNG-LẠC GIÁO (tiếp theo)

神通-落教

THẦN THÔNG-LẠC GIÁO


(Tiếp Theo)

...THẦY NGHĨ RẰNG:
,-Đây là một phần của Minh, của Thông, dù không hoàn toàn.
,Rồi thầy lại nghĩ:
,-Các vị A La Hán thời nay, so với các vị A La Hán thời Đức Phật còn tại thế, thì Minh và Thông chắc chắn phải không thể nào sánh bằng. Vì ra đời không gặp Phật. Giáo Pháp thì rối loạn. Căn cơ thì thấp hơn nhiều lần, Phước đức cũng mỏng bạc hơn.
,Sau khi suy luận cảm thấy hợp lý như trên, thầy tự khẳng định với mình:
,-Mình đã chứng quả A La Hán.

,Rồi không kìm được tâm hoan hỷ sung sướng, thầy bèn tuyên bố lên cho những người chung quanh cùng biết.
,Người nghe tin ngay, vì thấy thầy tọa thiền một thời gian lâu không cần ăn uống, là điều mà ít thấy ai làm được.
,Họ không hề biết rằng, ở các cảnh giới thiền; thì tuổi thọ, thời gian tương ưng với Chư Thiên.
,Một tháng thầy tọa ở nhân gian, chỉ tương đương với một vài giờ ở các cõi Thiền-Thiên mà thôi, không lâu xa gì cả.
,Mà điều ấy, thầy Thông Lạc biết rõ.

,Từ khi tuyên bố về A La Hán quả, thầy bắt đầu đi vào ngõ cụt.
,Để chứng minh hùng hồn mình đã là một bậc A La Hán, tốt nhất là thị hiện những phép
Thần Thông.
,Nhưng thầy cảm thấy rõ là những Thông, những Minh nơi thầy ngày càng yếu đi.
,Người ta càng ngày càng yêu cầu thầy hiển thị.
,Lỡ leo lên lưng Hổ, thầy bèn nghĩ đến một lối thoát khả dĩ.

,Vì theo trong Kinh, Đức Phật dạy rõ, có 3 loại Thần Thông. Đó là:
,-Thần Túc, Tha Tâm và Giáo Hóa thần thông.
,Nay, Thần Túc không thể hiển thị. Tha Tâm sẽ không chính xác rõ ràng, người ta rất dễ phát hiện, rất dễ bắt bẽ.
,Vậy, chỉ còn cách dùng Giáo Hóa thần thông là hợp lý nhất, vì ít ai thâm hiểu Chánh Pháp. Đa số người nghe nói những điều về thực tại sẽ dễ tin, dễ chấp nhận. Huống chi, thầy đang là một Viện Chủ, từng là một thiền sinh xuất chúng.

,Biết được ưu điểm của mình và tâm lý của đa số đồng bào Phật tử, Tín thí chủ, thầy bắt đầu khởi sự việc Giáo Hóa thần thông!
,Những bài thuyết giảng, chỉ trích, phê bình; chống đối, phỉ báng...được bắt đầu.
,Thời gian sau, vừa tiếc những điều mình nói ra không được lưu, lại e ngại mình lỡ quên lời trước mà nói lời sau; vô tình nghịch lời, nghịch ý, tự mình lộ sơ hở đối lập.
,Nhu cầu cần thiết phải kết tất cả lại thành tập, thành bộ sách; và cũng phải như thế mới xứng tầm cỡ của một vị A La Hán: hoằng khai giáo giảng, quảng bá năm châu; hậu thế truyền lưu, xiển dương Phật Pháp.
,Đó là nguyên nhân ra đời bộ sách:
ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

cũng như một số quyển sách khác.

,Quá trình nhập thiền cho đến khi xưng Thánh của thầy Thông Lạc, được khái quát như trên, cũng đã rất rõ ràng và khá đầy đủ.
,Nếu thầy Thông Lạc chịu chấp nhận những lời trên, để làm lại từ đầu; thì tin chắc rằng, sau một thời gian; thầy sẽ là người đầu tiên nhập được Thánh lưu, trong thời điểm hiện nay.
,Tác giả bài nầy cũng có ý muốn viết tặng riêng thầy.
,Trên Yahoo-Hỏi và Đáp đã từng thấy phân tích rất hay, khá đúng, nhưng chưa đủ.

,Người khôn phải biết người biết ta.
,Biết mình nên qua mắt ai và không nên qua mắt ai.
,Biết rõ mình chưa phải Hổ, thì chớ nên động đến Sư Tử hay đàn con của Sư Tử, vốn từng là Sơn Lâm Chủ Chúa; bởi từng dẫn đầu thành tựu, với hạnh ẩn cư, trong nhiều trú xứ.

Phật Giáo Nam Tông
thời nay, tuy Giáo Pháp còn Nguyên Thủy, còn Tối Thượng, còn hay; nhưng các nhà sư Nam Tông thực cũng chưa có gì hay, chưa có gì xuất chúng cả. Dù vậy, nhờ kính trọng, nhờ hằng tuân thủ Tam Tạng Giáo Pháp nguyên khôi; nên họ luôn có được Chánh Tri Kiến hướng về Đạo Lộ.
,Nếu nói câu:
Ngọa HỔ Tàng LONG,
thì duy chỉ những ai thuần một lòng tôn kính; với một đức tin hoàn toàn trong sạch, không nghi ngờ nơi Chánh Pháp, mới có thể có.

,Chưa phải Hổ, mà nương uy nhà Hổ; thuận thời thế, cũng có thể làm Vua-Thiền một xứ.
,Dù vậy, chớ nên cao hứng vuốt râu Sư Tử.
.......
[xem tiếp]
THẦN THÔNG-LẠC GIÁO
(Phần Cuối)




TRANG PHÁT TU



,Phần
BLOGGER BÌNH LUẬN

vietviews: (1)- (2)- (3)- (4)-

duc: (1)- (2)-

Grace Tran: (1)- (2)- (3)-

tran nhan: (1)- (2)- (3)- (4)- (5)- (6)- (7)- (8)- (9)-

,[ẨN DANH] (1)- (2)- (3)-

,(Chờ Ghi thêm Danh Sách)
-

1 nhận xét:

  1. Có bạn đọc vào bài trên khi nhập tìm kiếm qua mạng với nội dung:
    -Phật dạy gì về Thần Thông?

    Phần nầy nhàm giải đáp về câu hỏi ấy.

    Theo lời Đức Phật dạy trong Chánh Tạng Giáo Pháp, thì Thần Thông hay còn gọi là các Minh.
    Phân theo nghĩa Thần Thông thì có 6, tức Lục Thông, gồm:
    1. Thần Túc Thông, có khả năng biến hóa như ý muốn.
    2. Thiên Nhãn Thông, mắt (tâm-trí tuệ) thấy biết tất cả các cõi giới.
    3. Thiên Nhĩ Thông, tai (tâm-trí tuệ) có thể nghe hai loại tiếng: Chư Thiên và Loài Người, gần cũng như xa không giới hạn; đồng thời cũng nghe được tiếng của các sanh loài khác.
    4. Tha Tâm Thông, với tâm của mình biết tâm ý của người khác hay các chúng sanh khác.
    5. Túc Mệnh Thông, có thể nhớ biết rất nhiều các đời sống quá khứ, với các nét đại cương cho đến từng chi tiết.
    6. Lậu Tận Thông, biết rõ tâm mình đã giải thoát, không còn lậu hoặc; sau đời nầy không còn có đời sống khác.

    Tất cả các loại Thần Thông kể trên, đều là Trí Tuệ, xuất sanh nhờ diệu dụng của Tâm hoàn toàn thanh tịnh. Vì vậy, nếu nói gọn theo nghĩa Minh, thì có 3, tức Tam Minh, gồm:
    1. Thiên Nhãn Minh.
    2. Túc Mệnh Minh.
    3. Lậu Tận Minh.

    Kinh SA MÔN QUẢ
    là bản Kinh mà trong đó Đức Phật nói về các Thần Thông một cách tổng quát nhất, về phương pháp tu tập và sự thành tựu các loại Thần Thông kể trên.
    Và trên Trangphattu cũng từng nói về vấn đề nầy qua bài
    Post: ĐỨC TIN.

    Tuy nhiên, Đức Phật vẫn còn phân ra 3 loại Thần Thông theo một nghĩa khác, có 3, gồm:
    1. Thần Túc Thần Thông.
    2. Tri Tha Tâm Thần Thông.
    3. Giáo Hóa Thần Thông.
    Qua cách phân loại nầy, Đức Phật nhằm đề cao và nhấn mạnh về sự thành tựu pháp Thần Thông tối thượng, là Giáo Hóa Thần Thông.
    Vì sao vậy?
    Vì về căn bản, Thần Thông có thể xem là Quả của Thiền Định. Cho nên, người phàm phu tu Thiền-Định thông thường, đến một lúc nào đó cũng sẽ thành tựu Thần Thông, dù không hoàn toàn, không tròn đủ, không viên mãn theo nghĩa Minh. Loại Thần Thông như vậy không tương ưng với Tam Minh.
    Như vậy, hàng ngoại đạo tu Thiền vẫn có thể thành tựu Thần Thông từng phần.
    (Ví dụ: Như Đề Bà Đạt Đa xưa cũng đã có Thần Thông, nhưng là loại Thần Thông không đồng nghĩa với Minh-Trí Tuệ)
    Nhưng hàng ngoại đạo sẽ không thể thành đạt sự Giáo Hóa Thần Thông, là khả năng tùy theo tâm ý, căn tánh của mỗi chúng sanh đề Giáo Hóa bằng phương pháp tối ưu.
    Cho nên, qua sự phân loại Lục Thông theo nghĩa Tam Minh, và sự phân loại theo cách nhấn mạnh pháp Thần Thông Giáo Hóa vừa kể trên, là Đức Phật đã cho chúng ta biết phân biệt giữa 2 loại Thần Thông; có Trí, là quả của Tâm-Minh, và vô Trí-thuần quả của Thiền-Định.

    TRANGPHATTU.

    Trả lờiXóa

Mời Bạn Đọc-Viết
BÌNH LUẬN